Tập đoàn Đại Dương (OGC): Có gần 2.600 nợ khó đòi, chưa biết khi nào có thể xóa lỗ lũy kế
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của OGC trong năm 2024 là quyết liệt rà soát các khoản thu và công nợ khó đòi. Hiện doanh nghiệp có tới hơn 2.580 tỷ đồng nợ khó đòi và đã trích lập dự phòng 100%.
CTCP Tập đoàn Đại Dương  (mã: OGC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT Đại hội đồng cổ đông năm 2024.
Năm 2024 OGC đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 1.102 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng (so với mức lãi 141 tỷ đồng năm 2023).
Định hướng chiến lược năm 2024, OGC sẽ tập trung vào 2 trụ cột là khai thác quỹ đất sẵn có, triển khai hoạt động kinh doanh BĐS gồm kinh doanh và phát triển các dự án BĐS tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác M&A các dự án BĐS... Xem xét phương án chuyển các dự án khách sạn Starcity, Sunrise về OGC điều hành... và tập trung rà soát, giải quyết quyết liệt khoản nợ xấu.
Phần lớn lợi nhuận của OGC đến từ công ty con
Tại phiên thảo luận, cổ đông băn khoăn: "Công ty con của OGC là OCH đã đặt ra mục tiêu phát triển cho 5 năm tới với lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng trong 5 năm tiếp theo. Vậy OGC có kế hoạch riêng của của OGC không hay lợi nhuận vẫn sẽ tập trung từ OCH?"
Trả lời vấn đề này, đại diện OGC cho biết, hiện hoạt động bất động sản (BĐS) của OGC chưa mang lại doanh thu và lợi nhuận. Phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua là từ khoản đầu tư vào OCH và các đơn vị thành viên.
Công ty mẹ đồng ý với OCH trong kế hoạch phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Phát triển các ngành hiện tại nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng thời còn mở rộng M&A và đầu tư, theo đó OCH đã đầu tư và nắm giữ tài sản ở các vị trí đắc địa, sở hữu các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đang hoạt động và các dự án đang triển khai với tiêu chuẩn 5 sao. Các kết quả và tăng trưởng của OCH cũng đóng góp vào kết quả của OGC và ngược lại.
Hoạt động chính của OGC là tiếp tục phát triển các dự án bất động sản. Hiện công ty đã và đang tìm hiểu một số dự án BĐS mới để thực hiện M&A, tuy nhiên cũng đều đang ở giai đoạn ban đầu.
Trả lời câu hỏi vì sao kế hoạch năm 2024 lại sụt giảm nhiều, lãnh đạo đạo OGC cho biết,việc tái cơ cấu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 đã bắt đầu đạt được kết quả, huy động vốn vay từ ngân hàng để phát triển ngành hàng thực phẩm và các hoạt động M&A tại OCH. Theo đó, hiện nay OCH đã đầu tư một số đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đang nắm giữ cổ phần lớn tại một số dự án BĐS lớn như: Các tòa nhà văn phòng hạng A đang hoạt động là tòa Leadvisors Tower và Leadvisors Placa; khách sạn Dusit Cung điện từ Hoa Hanoi và Media Hạ Long đang xây và một số dự án đang trong giai đoạn thiết kế, phát triển...
Các hoạt động huy động vốn vay ngân hàng dẫn tới trong năm 2024 có sự sụt giảm ngắn hạn do các khoản chi phí lãi vay. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh này sẽ có tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Hiện tại, Công ty và các đơn vị thành viên có một số dự án BĐS trọng tâm có thể sớm triển khai trong thời gian tới khi hoàn thành tháo gỡ các khó khăn gồm:
Dự án Trung tâm thương mại - Văn phòng - Khách sạn - Căn hộ cho thuê tại 25 Trần Khánh Dư, Hà Nội; Dự án tổ hợp Văn phòng - Trung tâm thương mại Legafashion House tại TP.Hồ Chí Minh.
Chưa thể xóa lỗ lũy kế
Về khoản nợ khó đòi, lãnh đạo OGC cho biết, đây đều là các khoản công nợ tồn đọng trên 10 năm nay, hầu hết không có tài sản đảm bảo và rất khó đòi. Tuy nhiên, các khoản trích nợ xấu đã lập dự phòng 100% đưa ra ngoại bảng nên nếu thu hồi được dù chỉ một phần cũng mang lại lợi nhuận và cải thiện dòng tiền cho Công ty.
Theo kết quả rà soát sơ bộ, đã có một số đối tượng có thể có một số tài sản, dự án mà Công ty có thể tìm cách thu hồi một phần các khoản nợ. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thời gian kéo dài và có thể phải áp dụng nhiều biện pháp thu hồi khác nhau, kể cả biện pháp pháp lý.
Đánh giá về tình hình BĐS ngành du lịch trong thời gian tới, lãnh đạo OGC cho biết, trong tháng 4/2024 doanh nghiệp đã đón được 6,2 triệu khách du lịch quốc tế, cao hơn 4% cùng kỳ năm 2019. Hiện ngành du lịch vẫn còn nhiều khó khăn như giá vé máy bay cao, nền kinh tế toàn cầu chưa ổn định dẫn tới mức độ chi tiêu của khách du lịch giảm. Tuy nhiên OGC với các BĐS nằm như Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội và chiến lược phát triển mở rộng tại các thị trường du lịch, thành phố lớn, trong một vài năm tới và lâu dài, ngành du lịch nói chung và mảng đầu tư về du lịch của OGC nói riêng sẽ phát triển tốt.
Theo kết quả rà soát sơ bộ, đã có một số đối tượng có thể có một số tài sản, dự án mà Công ty có thể tìm cách thu hồi một phần các khoản nợ. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thời gian kéo dài và có thể phải áp dụng nhiều biện pháp thu hồi khác nhau, kể cả biện pháp pháp lý.
Đánh giá về tình hình BĐS ngành du lịch trong thời gian tới, lãnh đạo OGC cho biết, trong tháng 4/2024 doanh nghiệp đã đón được 6,2 triệu khách du lịch quốc tế, cao hơn 4% cùng kỳ năm 2019. Hiện ngành du lịch vẫn còn nhiều khó khăn như giá vé máy bay cao, nền kinh tế toàn cầu chưa ổn định dẫn tới mức độ chi tiêu của khách du lịch giảm. Tuy nhiên OGC với các BĐS nằm như Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội và chiến lược phát triển mở rộng tại các thị trường du lịch, thành phố lớn, trong một vài năm tới và lâu dài, ngành du lịch nói chung và mảng đầu tư về du lịch của OGC nói riêng sẽ phát triển tốt.
Lãnh đạo Tập đoàn Đại Dương cho biết hiện nay Công ty có khoản lỗ lũy kế lớn từ những năm trước để lại. Các khoản lỗ này là rất lớn nên chưa thể đưa ra thời gian chính xác để xóa lỗ lũy kế. Hiện Ban lãnh đạo đang tập trung khai thác các tiềm năng của Công ty, thực hiện các phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Biến động tại Ocean Group (OGC), 4 thành viên giữ vị trí chủ chốt tại đồng loạt từ nhiệm