Xã hội

‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương

Dương Uyển Nhi 24/12/2024 18:30

Thác nước này đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công nhận về kỷ lục.

Thác Angel là thác nước cao nhất trên đất liền, nổi tiếng với chiều cao ngoạn mục 979m và bề rộng 150m ở đáy - tương đương chiều cao của ba tháp Eiffel xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, danh hiệu thác nước lớn nhất thế giới không thuộc về Angel. Theo Live Science, thác nước eo biển Đan Mạch (Denmark Strait Cataract) - một kỳ quan ngầm nằm giữa Greenland và Iceland - mới là thác nước lớn nhất và cao nhất thế giới, dù ẩn sâu dưới lòng đại dương.

‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương - ảnh 1
Thác nước eo biển Đan Mạch (Ảnh: Internet)

Nằm ở phía tây eo biển Đan Mạch thuộc vùng Đại Tây Dương, dòng thác khổng lồ này còn được gọi với biệt danh thú vị “vết đục thủy tinh thể” của eo biển Đan Mạch. Ngày 10/4/2021, dựa trên đề cử từ Viện Kỷ lục Châu Âu (Europe Records Institute – EURI), WorldKings đã công nhận Denmark Strait Cataract là thác nước ngầm cao nhất thế giới.

Với chiều rộng khoảng 200m, dòng thác khổng lồ này đổ từ biển Greenland xuống biển Irminger với độ cao đáng kinh ngạc - 3.505m, gấp 7,6 lần so với Landmark 81 của Việt Nam (461m). Lưu lượng nước của thác đạt khoảng 5 triệu mét khối mỗi giây, gấp 25 lần lưu lượng của sông Amazon, khẳng định quy mô vượt trội của nó.

‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương - ảnh 2
Lưu lượng nước của thác đạt khoảng 5 triệu mét khối mỗi giây, gấp 25 lần lưu lượng của sông Amazon (Ảnh: Scientia)

Hơn một thế kỷ trước, các nhà khoa học đã ghi nhận sự tồn tại của các thác nước khổng lồ dưới đại dương. Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1960, khi khoa học và công nghệ tiến bộ, họ mới có thể nghiên cứu sâu hơn về thác nước này. Trong một lần đo tốc độ dòng chảy ngoài khơi biển Greenland, nhóm hải dương học phát hiện một hiện tượng kỳ lạ: các tín hiệu dòng chảy hỗn loạn ở độ sâu lớn.

‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương - ảnh 3
Điểm đặc biệt của thác eo biển Đan Mạch chính là cách nó được hình thành (Ảnh: Internet)

Sau khi phân tích và tính toán, họ phát hiện sự hỗn loạn đó là do chuyển động của nước biển. Từ những vách đá ngầm ẩn sâu dưới đáy đại dương, họ tìm ra một dòng thác khổng lồ. Tuy nhiên, do vị trí ẩn sâu dưới mặt biển, việc chiêm ngưỡng kỳ quan này là điều bất khả thi với mắt thường, trừ khi sử dụng thiết bị chuyên dụng.

Thác nước eo biển Đan Mạch được hình thành bởi sự chênh lệch mật độ giữa các vùng nước biển Greenland và biển Irminger. Nước biển lạnh, với các phân tử ít hoạt động hơn, trở nên đặc và chìm xuống dưới lớp nước ấm hơn. Hiện tượng này tạo ra một dòng chảy mạnh mẽ - một “thác nước” thực thụ dưới lòng đại dương.

‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương - ảnh 4
‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương - ảnh 5
Thác nước ngầm này còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của các đại dương (Ảnh: Internet)

Không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ, thác nước ngầm này còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của các đại dương. Nó giúp điều hòa dòng chảy nước biển lạnh và mặn từ Bắc Cực đến các vùng biển ấm gần xích đạo, qua đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

Ngoài thác nước eo biển Đan Mạch, thế giới còn biết đến nhiều thác nước ngầm ấn tượng khác như thác Faro ở Iceland, thác sâu thẳm tại Brazil, hay thác nước ở quần đảo Nam Shetland. Những kỳ quan này không chỉ mở ra cơ hội nghiên cứu mới mà còn thách thức giới khoa học trong hành trình khám phá thế giới đại dương bí ẩn.

Tổng hợp: Daily News, Worldkings

>> Quốc gia duy nhất thế giới sử dụng đến gần 850 ngôn ngữ dù chỉ có hơn 8 triệu dân, nằm ‘sát vách’ khu vực Đông Nam Á

Việt Nam có ngôi làng làm hoàn toàn bằng đá cổ 400 năm tuổi giữa miền biên ải, cách 'thác nước đẹp bậc nhất thế giới' chỉ hơn 2km

Danh thắng quốc gia được ví như ‘tiểu Sơn Đoòng’ của miền Bắc: Hình thành từ 400 triệu năm trước, cách thác nước đẹp bậc nhất thế giới tại Việt Nam chỉ 5km

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/thac-nuoc-duoi-nuoc-cao-gap-gan-8-lan-landmark-81-cua-viet-nam-dong-vai-tro-quan-trong-trong-viec-duy-tri-do-man-va-can-bang-khi-hau-cua-dai-duong-133159.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    ‘Thác nước dưới nước’ cao gấp gần 8 lần Landmark 81 của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mặn và cân bằng khí hậu của đại dương
    POWERED BY ONECMS & INTECH