Du ngoạn

Tháp đất nung lớn bậc nhất Việt Nam nằm trong khu bảo vệ 17.200m2, được đánh giá là 'hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc'

Vĩ Hạ 02/08/2024 - 15:46

Đây được coi là một công trình mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý - Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn.

Tháp Bình Sơn là một công trình kiến trúc độc đáo nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (tên chữ là Vĩnh Khánh tự, hay còn gọi là chùa Bình Sơn, chùa Then) tại thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngọn tháp này được miêu tả trong câu ca dao xưa:

"Hỡi ai qua bến đò Then

Dừng chân mà ngắm tháp tiên bên đường".

Tháp Bình Sơn còn có nhiều tên gọi khác nhau như tháp Then, tháp chùa Then, tháp chùa Vĩnh Khánh. Ảnh: Báo Chính phủ

(TyGiaMoi.com) - Tháp Bình Sơn còn có nhiều tên gọi khác nhau như tháp Then, tháp chùa Then, tháp chùa Vĩnh Khánh. Ảnh: Báo Chính phủ

Dù đã tồn tại từ thời Lý - Trần, tháp Bình Sơn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn hình khối và kiến trúc độc đáo. Đây là ngọn tháp cao nhất Việt Nam được xây dựng bằng đất nung còn tồn tại đến ngày nay.

Cả công trình sở hữu hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí hài hòa là di tích lịch sử và nghệ thuật vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Tháp Bình Sơn tọa lạc trên một gò đất cao và rộng rãi, diện tích khu vực khoanh vùng bảo vệ là 17.200m2, bao gồm tháp Bình Sơn, Tam bảo cũ, Tam bảo mới, giếng mực, nhà khách, hồ sen, cổng, các công trình phụ trợ. Đứng từ xa nhìn lại, tháp Bình Sơn cao vọt, vời vợi giữa trời mây.

Tuy nhiên trải qua thời gian, tác động của thiên nhiên và các lần tu bổ, hiện tháp còn 11 tầng tháp và 1 tầng trệt. Ảnh: Viện Khảo cổ học

(TyGiaMoi.com) - Tuy nhiên trải qua thời gian, tác động của thiên nhiên và các lần tu bổ, hiện tháp còn 11 tầng tháp và 1 tầng trệt. Ảnh: Viện Khảo cổ học

Theo truyền thuyết, tháp Bình Sơn có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung, tạo cho toàn thân tháp dáng vươn lên khá đẹp. Tuy nhiên, theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tháp Bình Sơn hiện nay cao 16,5m (chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ, phần chóp đã bị vỡ), được cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về ngọn, với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45m, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m.

Toàn bộ tháp được xây bằng gạch nung không tráng men. Từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6m hoa văn hoàn chỉnh nhất. Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng với hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ "sư tử hí cầu"… Từ tầng thứ ba trở lên, trang trí vẫn còn, nhưng càng lên cao, chiều ngang mặt tháp càng bị thu hẹp thì trang trí cũng giảm dần.

Chân bệ tháp xây bằng “gạch khẩu” hình chữ nhật, có nhiều cỡ. Mặt ngoài của tháp được ốp bằng loại gạch hình hộp. Ảnh: Báo điện tử VOV

(TyGiaMoi.com) - Chân bệ tháp xây bằng “gạch khẩu” hình chữ nhật, có nhiều cỡ. Mặt ngoài của tháp được ốp bằng loại gạch hình hộp. Ảnh: Báo điện tử VOV

thap binh son 6
thap binh son 7
Hoa văn trên gạch vô cùng tinh xảo. Ảnh: Báo điện tử VOV

(TyGiaMoi.com) - Hoa văn trên gạch vô cùng tinh xảo. Ảnh: Báo điện tử VOV

Về chất liệu, tháp Bình Sơn được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: loại hình vuông có kích thước 0,22m x 0,22m; loại hình chữ nhật có kích thước 0,45m x 0,22m.

Bên ngoài, tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe.

Gần như không có thông tin lịch sử về tòa tháp, nhưng các truyền thuyết dân gian gắn với tòa tháp thì có khá nhiều như Truyền thuyết cánh đồng Tháp ở xã Tứ Yên, huyện Sông Lô; Truyền thuyết con vịt vàng; Chuyện ông Đồ Chiêm, đài quan sát canô của Pháp...

Không chỉ có giá trị độc đáo về mỹ thuật, kiến trúc nghệ thuật, tháp Bình Sơn còn là ví dụ điển hình về công trình kiến trúc xây gạch. Ảnh: Redsvn

(TyGiaMoi.com) - Không chỉ có giá trị độc đáo về mỹ thuật, kiến trúc nghệ thuật, tháp Bình Sơn còn là ví dụ điển hình về công trình kiến trúc xây gạch. Ảnh: Redsvn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gạch dùng để xây dựng tháp Bình Sơn được nung với nhiệt độ cao. Để cho các viên gạch có thể đứng với nhau theo một chiều cao dựng đứng mà không cần vôi vữa, những người xây dựng tháp đã sáng tạo những phương pháp lắp ghép khá độc đáo.

Viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ.

Còn có cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ 2 viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì dùng để dựng chân tháp.

Nhiều chỗ trên tháp đã bị sương, gió ăn mòn theo thời gian, nhưng ngôi tháp vẫn giữ được hình dáng khỏe khoắn vốn có. Ảnh: Viện Khảo cổ học

(TyGiaMoi.com) - Nhiều chỗ trên tháp đã bị sương, gió ăn mòn theo thời gian, nhưng ngôi tháp vẫn giữ được hình dáng khỏe khoắn vốn có. Ảnh: Viện Khảo cổ học

Tháp Bình Sơn được phát hiện và nghiên cứu từ thời Pháp và được đánh giá là tháp đẹp nhất xứ Bắc Kỳ. Một học giả Pháp cho rằng, tòa tháp mang phong cách nghệ thuật Đại La, thuộc văn hóa Đường, được xây dựng từ thế kỷ thứ VII.

Nhưng có ý kiến cho rằng, tháp do người Chăm xây dựng. Xưa kia, đây có thể là nơi giam giữ tù binh Chiêm Thành. Những người tù được tha lập làng sinh sống, rồi lập chùa và xây dựng tòa tháp này. Nhiều tháp Chăm ở trong Nam và tòa tháp này có những nét giống nhau.

Tháp Bình Sơn được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung. Ảnh: Redsvn

(TyGiaMoi.com) - Tháp Bình Sơn được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung. Ảnh: Redsvn

Tháp Bình Sơn không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, mà còn có giá trị mỹ thuật cao, được gọi là “hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”. Tháp Bình Sơn được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt năm 2015.

Tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt tháp Bình Sơn.

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc-nghệ thuật của di tích tháp Bình Sơn gắn với vai trò là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của huyện Sông Lô; phát huy giá trị di tích trở thành điểm giới thiệu và tôn vinh văn hóa, nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã của đất nước và địa phương.

Bên cạnh đó, hình thành điểm du lịch văn hóa-lịch sử hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của huyện Sông Lô và tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

>> Ngọn tháp 9 tầng linh thiêng, nghìn năm sừng sững giữa lòng thành phố hoa phượng đỏ

Hai tòa tháp đặc biệt hút ánh sáng mặt trời tạo ra 1,8 tỷ kWh điện

Lộ diện 2 toà tháp sẽ vượt mặt Landmark 81, không chỉ cao nhất Việt Nam mà còn cao nhất 10 nước Đông Nam Á

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thap-dat-nung-lon-bac-nhat-viet-nam-nam-trong-khu-bao-ve-17200m2-duoc-danh-gia-la-hon-ngoc-bau-cua-kho-tang-dan-toc-d129400.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tháp đất nung lớn bậc nhất Việt Nam nằm trong khu bảo vệ 17.200m2, được đánh giá là 'hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc'
    POWERED BY ONECMS & INTECH