VN-Index có lần thứ 3 về dưới mốc 1.000 điểm chỉ trong vòng 3 tuần giao dịch. Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "gánh" thị trường, nhóm thép, bất động sản- xây dựng, hóa chất kéo chìm VN-Index
Tuần giao dịch từ 31/10 – 4/11/2022 khép lại với mức giảm hơn 30 điểm của VN-Index vào đẩy chỉ ố đại diện sàn chứng khoán Việt Nam về ngưỡng dưới 1.000 điểm - còn 997,15 điểm - tương ứng giảm 2,94% so với đóng cửa tuần trước. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 7,3% so với tuần trước còn 52.992 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 9,17 điểm (-4,29%) xuống mức 204,56 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 25,9% còn 3.683 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "gánh" thị trường, nhóm thép, bất động sản - xây dựng, hóa chất kéo chìm VN-Index: Tuần qua, VRE và VNM là 2 mã ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số với mức tác động lần lượt là 1,3 điểm và 1,1 điểm lên VN-Index. NVL với mức giảm 17,4% trong tuần đã kéo chỉ số giảm 6,2 điểm; cổ phiếu HPG giảm 12,8% qua đó lấy đi 3,1 điểm số của chỉ số chính sàn HOSE
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giữ vai trò hỗ trợ thị trường trong tuần với mức tăng thấp, nhóm này chỉ giúp VN-Index tăng 3,4 điểm.
Các cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với các đại diện ngành thép là HPG (-12,8%), HSG (-9,4%), NKG (-17,5%), SMC (-10,9%),... do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc báo lỗ nặng quý 3/2022.
Ngành hóa chất cũng lao dốc với các cổ phiếu như DGC (-8,3%), DPM (-8,1%), DCM (-8,9%),…
Ngành dịch vụ, tiêu dùng cũng bị bán mạnh, chủ yếu do ảnh hưởng của các ông lớn như MWG (-13,4%), DGW (-11,3%), FRT (-11,3%), PET (-7,7%),...
Nhóm bất động sản - xây dựng cũng là một trong những nhóm tiêu cực nhất, đặc biệt ở trong phiên cuối tuần với DIG (-12,6%), IDC (-8,4%), KBC (-7,3%), DXG (-6,3%), SCR (-9,2%), KDH (-6,7%), TDC (-11,6%), KHG (-12,2%), DXS (-12,3%),…
Các ngành còn lại đều giảm như công nghệ thông tin (-3,9%), công nghiệp (-3,1%), dầu khí (-2,6%), dược phẩm và y tế (-2,5%), tiêu dùng (-0,8%), ngân hàng (-0,5%), tiện ích cộng đồng (-0,5%).
Diễn biến các nhóm cổ phiếu phiên 4/11 (Nguồn Vietstock)
Khối ngoại bán ròng tuần thứ 2 luên tiếp tổng giá trị gần 4.100 tỷ: Khối ngoại bán ròng tuần gần 530 tỷ đồng trên toàn thị trường- giảm hơn 85% so với tuần trước. Nhóm này bán ròng 551 tỷ đồng trên HOSE trong đó HPG chịu áp lực bán mạnh của với giá trị 1.138 tỷ đồng; KBC bị rút 292 tỷ đồng.
Ở chiều mua ròng, khối này giải ngân hơn 283 tỷ đồng vào chứng chỉ quỹ Quỹ ETF SIAM VNFINLEAD (FUESSVFL) và là mã được mua ròng mạnh nhất tuần.
Cá nhân tiếp tục hấp thụ lực bán khối ngoại: Giao dịch trái chiều khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 330 tỷ đồng trên HOSE.
Dòng tiền cá nhân chủ yếu tìm đến nhóm thép, bất động sản
trong đó nhóm tài nguyên cơ bản được mua tới 1.314 tỷ đồng; nhóm bất động sản (với 415 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (45 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (34 tỷ đồng), công nghệ thông tin (26 tỷ đồng), …
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu vua đứng đầu danh mục rút vốn với giá trị 431 tỷ đồng; khoảng 375 tỷ được rút khỏi nhóm thực phẩm & đồ uống; 162 tỷ ngành hóa chất,…
Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện VNM với 214,5 tỷ đồng; TCB và DGC bị bán lần lượt 190,4 tỷ và 150,1 tỷ đồng. Các mã ngân hàng như CTG, MSB, MBB bị rút lần lượt là 116,9 tỷ đồng, 89,7 tỷ đồng và 88 tỷ đồng. Ngoài ra, cá nhân cũng chất bán MSN (137,7 tỷ đồng), VHM (100,9 tỷ đồng), GMD (83,5 tỷ đồng) và PVD (80,8 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG được mua ròng nhiều nhất tuần với 1.320,7 tỷ qua đó cân lại lực bán từ tổ chức trong nước (188 tỷ đồng) và khối ngọa (1.139 tỷ đồng).
Cùng chiều, cổ phiếu KBC được mua 320,6 tỷ đồng; VIC và NVL hút ròng lần lượt 93,9 tỷ và 66,1 tỷ đồng và các mã ngân hàng ACB (142 tỷ đồng), HDB (71,2 tỷ đồng), VPB (61,7 tỷ đồng), STB (58,7 tỷ đồng)...