Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tăng lên mức 100% trong 5 năm tới, Sabeco (SAB) ứng phó như thế nào?
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm đối với sản phẩm bia có thể khiến sản lượng tiêu thụ bia giảm khoảng 0,7-1%/năm.
Theo thống kê của chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam, sau khi ghi nhận giảm 12% trong 2023, sản lượng ngành bia tiếp tục ghi nhận mức giảm 4% (YoY) trong 8 tháng đầu năm 2024.
Việc tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông của chính quyền các thành phố lớn được cho là nguyên nhân khiến cho tiêu thụ tiếp tục sụt giảm.
Bên cạnh đó, theo Forbes, thế hệ Gen Z uống rượu bia ít hơn 20% so với thế hệ Millenials và việc ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng tới sức khoẻ cũng khiến tiêu thụ bia truyền thống giảm.
Về dài hạn, tiêu thụ cho đồ uống có cồn gặp khá nhiều yếu tố tác động tiêu cực. Các quy định nghiêm ngặt và tăng cường kiểm soát của chính quyền về nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn tiếp tục diễn ra.
Dự thảo lộ trình tăng thuế TTĐB - cú sốc với toàn ngành bia
Chiều 26/9, tại chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi.
Theo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2026 – 2030, giá bán lẻ bia sẽ tăng tối thiểu 2-3%/năm cho tới năm 2030, đây có thể là yếu tố làm trầm trọng thêm đà giảm tiêu thụ bia tại Việt Nam.
Có thể thấy, Nghị định 100 được ban hành vào 2019 khiến cho việc chi tiêu tại nhà hàng sẽ tăng thêm khoảng 15-20% (cho chi phí đi lại), kéo theo sản lượng tiêu thụ bia sụt giảm 14% và 7% trong 2 năm tiếp theo.
Vietcombank Securities ước tính, việc tăng thuế TTĐB hàng năm đối với sản phẩm bia có thể khiến sản lượng tiêu thụ bia giảm khoảng 0,7-1%/năm.
Dự thảo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia 2026-2030 |
Hiện nay, cả 2 phương án tăng thuế đang được đánh giá là khá sốc đối với toàn ngành bia. Trong hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật, Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam (VBA) và đại diện các doanh nghiệp bia lớn đang đề xuất 1 phương án với lộ trình tăng dễ thở hơn (2-3 năm/1 lần tăng, mỗi lần tăng không quá 5% và mức thuế TTĐB tới 2030 là 80%).
Sabeco và những thương hiệu mới
Hiện nay, Sabeco  đã cho ra mắt dòng sản phẩm Saigon Soju, cạnh tranh trực tiếp với Tiger Soju, là dòng bia có nồng độ cồn thấp (<4%), hương hoa quả. Cùng với đó là sản phẩm bia 333 Pilsner Extra Smooth, có hương vị ngọt, ít đắng hơn và nồng độ cồn (4,8%) thấp hơn 333 truyền thống (5,3%). VCBS đánh giá đây cũng là một trong những bước đi khá phù hợp với xu hướng thị trường.
Đối thủ lớn nhất của SAB là Heiniken cũng đang có xu hướng giảm dần nồng độ cồn và tăng hương vị mới trong sản phẩm của mình với dòng bia Larue Smooth (2022) hay dòng sản phẩm Tiger Platinum hương vỏ cam (2021).
Một số dòng sản phẩm mới phát triển gần đây của Heiniken và Sabeco |
Vietcombank Securities cho rằng công ty sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển các dòng sản phẩm mới dễ uống trong phân khúc trung cấp thay vì gia tăng chi tiêu quảng cáo và khuyến mại.
Qua đó, VCBS kỳ vọng SAB sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu ở mức 11,5% - 12% cho 1-2 năm tới cho tới khi cần phát triển nhãn hàng mới.
Còn theo Chứng khoán Phú Hưng, việc cải thiện cơ cấu sản phẩm của SAB, đặc biệt là mở rộng sang phân khúc cao cấp, cận cao cấp có vai trò quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng bia, gián tiếp tăng giá sản phẩm bình quân. Qua đó giữ vững được biên lợi nhuận trong bối cảnh nguyên vật liệu đầu vào biến động khó lường.
Các dòng sản phẩm như Saigon Special, Saigon Chill và 333 Pilsner, phù hợp với nhóm tiêu dùng trẻ, có thu nhập cao tại Việt Nam sẽ tạo tiền đề giúp SAB thâm nhập vào phân khúc bia cận cao cấp.
Sabeco sẽ bổ sung thêm nhãn bia Sagota nếu pha đi lệnh thành công |
Bên cạnh đó, ngày 5/9/2024, Sabeco đã thông qua kế hoạch chào mua 37,8 cổ phiếu CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (SBB ) với giá 22.000 đồng/cp để nâng tỷ lệ sở hữu từ 22,7% lên 65,9%.
Nếu pha đi lệnh này thành công, Sabeco sẽ bổ sung thêm nhãn bia Sagota vào danh mục sản phẩm phân khúc phổ thông của mình.
>> Sabeco (SAB) dang tay ‘cứu’ doanh nghiệp lỗ 14 quý liên tiếp
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt rượu bia: Doanh nghiệp lo khó càng thêm khó 
Sabeco (SAB) dang tay ‘cứu’ doanh nghiệp lỗ 14 quý liên tiếp