Tỉnh đặt 2 nhà máy điện hạt nhân sắp có khu đô thị hơn 7.700 tỷ đồng
Dự án có có diện tích 91,37ha, quy mô dân số dự kiến từ 6.000-8.000 người.
Thông tin từ báo Đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận  đã có cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch triển khai Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc.
Tại cuộc họp, các Sở, Ban, ngành được phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án. Nhà đầu tư được yêu cầu tập trung nguồn lực và điều kiện cần thiết để phát triển dự án đúng kế hoạch và tiến độ đề ra.
Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu vào ngày 16/2/2024, điều chỉnh, bổ sung vào ngày 18/6/2024.
Dự án được tại phường Phước Mỹ và xã Thành Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Phía Nam dự án giáp Quốc lộ 27, phía Đông giáp Quốc lộ 1A (cách sân bay Thành Sơn 7km, cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo khoảng 10km và ga đường sắt cao tốc Bắc – Nam dự kiến 2km).
Dự án có có diện tích 91,37ha, quy mô dân số dự kiến từ 6.000-8.000 người. Tiến độ triển khai thực hiện trong vòng 7 năm được chia làm 2 giai đoạn với 4 thành phần.
Dự án gồm sản phẩm nhà ở và quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, diện tích đất ở khoảng 36,17ha, bao gồm đất nhóm nhà ở kết hợp dịch vụ 25,6ha; đất nhóm nhà ở mật độ thấp kết hợp dịch vụ 5,19ha; đất nhóm nhà ở tái định  cư 5,38ha. Đất xây dựng nhà ở xã hội là 6,1ha.
Dự án có hình thức lựa chọn nhà đầu tư qua đấu thầu. ngày 15/7/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc.
Sau đó, ngày 17/12/2024, UBND tỉnh Ninh Thuận có quyết định chấp thuận nhà đầu tư dự án. Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cyoung Việt Nam (Công ty Cyoung Việt Nam) được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện.
Cyoung Việt Nam có trụ sở tại phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội được thành lập vào tháng 1/2019. Ngành nghề hoạt động chính là hoạt động tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán).
Cổ đông lớn nhất và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cyoung Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Hải.
Năm 2009, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Liên bang Nga và Nhật Bản là hai đối tác đầu tiên được lựa chọn thực hiện 2 dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2010-2016. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố mà 2 dự án điện hạt nhân vẫn chưa khởi động.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thứ khóa XV, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho phép tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tổng công suất của 2 dự án này là 4.000MW đặt tại huyện Thuận Nam và Ninh Hải. Tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu 200.000 tỷ đồng.