Tỉnh đông dân nhất Việt Nam không thuộc diện sáp nhập tái mời thầu siêu dự án LNG hơn 55.000 tỷ: Liên danh SOVINCO, Liên danh T&T góp mặt
Trong lần tái mời thầu này, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh giảm từ 58.026 tỷ đồng xuống còn 55.069 tỷ đồng.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vừa chính thức tái mời thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn sau hơn nửa năm tạm dừng do phải cập nhật các quy định pháp lý mới.
Trong lần tái mời thầu này, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh giảm từ 58.026 tỷ đồng xuống còn 55.069 tỷ đồng.
Tương ứng, giá trị bảo đảm dự thầu cũng được điều chỉnh từ 580,26 tỷ đồng xuống còn 275,345 tỷ đồng (khoảng 11,23 triệu USD) nhằm giảm áp lực tài chính, tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư và phù hợp với bối cảnh chính sách mới.

Ngoài ra, hồ sơ mời thầu cũng được cập nhật theo hướng linh hoạt hơn, đặc biệt là các yêu cầu về năng lực tài chính và kinh nghiệm, nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ tiềm lực triển khai dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Theo đó, nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 8.260 tỷ đồng (tương đương 337 triệu USD) và năng lực huy động vốn vay lên đến 55.069 tỷ đồng (tương đương 2,246 tỷ USD).
Danh sách 5 nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển bao gồm: Liên danh CTCP Tập đoàn SOVICO - JERA Co., Inc. (Nhật Bản); Liên danh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP Tập đoàn T&T; Liên danh Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc - Tổng công ty Khí Hàn Quốc - Tập đoàn Xây dựng và Kỹ thuật Daewoo - Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Phát; Gulf Energy Development Public Company Limited (Thái Lan) và SK Innovation Co., Ltd. (Hàn Quốc)
Được biết, dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn là một trong những công trình năng lượng trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đưa vào Quy hoạch điện VIII giai đoạn 2025-2030.
Với công suất thiết kế 1.500MW và sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) làm nhiên liệu chính, dự án đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng trong mục tiêu giảm dần nhiệt điện than, phát triển năng lượng sạch và bền vững.
Không chỉ đóng vai trò trong chiến lược chuyển đổi năng lượng, dự án còn được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ - nơi có tốc độ tăng trưởng phụ tải cao trong những năm tới.
Trước đó, dự án được công bố mời thầu lần đầu vào tháng 7/2024 nhưng phải tạm dừng để điều chỉnh theo quy định mới, đặc biệt là Nghị định 115/2024/NĐ-CP về đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư sử dụng đất.
Sau khi hoàn tất các cập nhật pháp lý, hồ sơ mời thầu chính thức được phát hành trở lại từ ngày 8/4/2025 và sẽ kéo dài đến hết ngày 10/6/2025.
Thanh Hóa hiện là tỉnh đông dân nhất cả nước với mức dân số 3,7 triệu người. Đây cũng là một trong số 11 tỉnh/thành phố trên cả nước không thuộc diện sáp nhập sau khi điều chỉnh sắp xếp lại đơn vị hành chính.
>> Tập đoàn HDMon đề xuất làm khu đô thị sinh thái và sân golf 10.000 tỷ tại ngoại thành Hà Nội
Tỉnh đặt nhà máy thủy điện từng lớn nhất Đông Nam Á kêu gọi đầu tư khu đô thị sinh thái gần 3.000 tỷ