Bất động sản

Tỉnh là cửa ngõ vùng Tây Bắc ‘lên đời’ sân vận động gần trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp thuộc

Hà Di 06/11/2024 23:36

Địa phương đang thực hiện cải tạo sân vận động lâu đời nhằm phục vụ cho nhu cầu văn hóa - thể thao của địa phương.

Sân vận động TP. Yên Bái là sân vận động đầu tiên của tỉnh Yên Bái, nằm tại phường Hồng Hà, cách ga Yên Bái khoảng 600m về phía Tây và cách Bến xe khách Yên Bái khoảng 1,2km.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tiến hành nâng cấp sân vận động này. Theo báo Lao Động, tính đến đầu tháng 11, công trình đang được thi công thay thế mặt cỏ sân bóng và đường chạy marathon.

Tỉnh là cửa ngõ vùng Tây Bắc ‘lên đời’ sân vận động gần trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp thuộc
Sân vận động TP. Yên Bái đang được đầu tư nâng cấp. Ảnh: Báo Lao Động

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Yên Bái cho biết, sau các đợt bão lũ, mặt cỏ tự nhiên và hệ thống thoát nước của sân vận động đã hư hỏng nghiêm trọng. Hạng mục thay thế mặt cỏ và nạo vét hệ thống thoát nước nằm trong dự án khắc phục công trình sau bão lũ, với tổng mức đầu tư là 9,5 tỷ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 đảm nhận thi công, dự kiến hoàn thành vào ngày 15/11.

Sân vận động TP. Yên Bái cũng là một công trình đặc biệt của tỉnh, vì bên trong còn có Di tích lịch sử Lễ đài sân vận động, nơi đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988 theo quyết định của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Tỉnh là cửa ngõ vùng Tây Bắc ‘lên đời’ sân vận động gần trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp thuộc
Di tích lịch sử Lễ đài sân vận động. Ảnh: Internet

Lễ đài có chiều dài 10m, rộng 5,5m và cao 8,2m, được xây dựng hai tầng. Tầng 1 có diện tích 42m2 với ba cửa ra vào; tầng 2 cũng có diện tích tương tự, được chia làm hai phần, trong đó phần ngoài là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đứng nói chuyện với nhân dân trong cuộc mít tinh ngày 25/9/1958.

Năm 2016, di tích Lễ đài đã được cải tạo và nâng cấp với bảy hạng mục, bao gồm việc mở rộng khu tưởng niệm Bác Hồ và hai bên khán đài, quy mô lên đến 4.300 chỗ ngồi, cùng với các hạng mục phụ trợ khác.

>> Sân vận động lớn nhất Việt Nam, từng nằm top 5 sân vận động tốt nhất Đông Nam Á, quy mô lên tới 40.000 chỗ ngồi

Sân vận động lâu đời nhất tỉnh Yên Bái - tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc, được Pháp xây dựng vào năm 1927 nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Đến năm 1930, sân vận động hoàn thành và trở thành nơi Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí.

Tỉnh là cửa ngõ vùng Tây Bắc ‘lên đời’ sân vận động gần trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp thuộc
Sân vận động TP. Yên Bái xây từ thời Pháp thuộc. Ảnh: Báo Tiền Phong

Sau khi hòa bình lập lại vào năm 1954, tỉnh Yên Bái đã khôi phục sân bóng thành sân vận động thị xã. Tháng 1/1957, tỉnh cho xây dựng khán đài (lễ đài hiện nay) và xây tường bao quanh sân theo hình bầu dục.

Sự kiện lịch sử quan trọng nhất tại đây là ngày 25/9/1958, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ đến thăm tỉnh Yên Bái. Theo đề nghị của Người, Ủy ban hành chính tỉnh đã chọn sân vận động làm nơi tổ chức cuộc mít tinh để Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

>> Sân vận động đẹp bậc nhất châu Âu sức chứa 110.000 chỗ: Huy động 1.200 công nhân làm miệt mài vẫn ‘lỡ hẹn’ người hâm mộ

Sân vận động lớn nhất Việt Nam, từng nằm top 5 sân vận động tốt nhất Đông Nam Á, quy mô lên tới 40.000 chỗ ngồi

Tỉnh được đặt tới 2 nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sắp có sân vận động quy mô 20.000 chỗ ngồi

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-la-cua-ngo-vung-tay-bac-len-doi-san-van-dong-gan-tram-tuoi-xay-dung-tu-thoi-phap-thuoc-258203.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh là cửa ngõ vùng Tây Bắc ‘lên đời’ sân vận động gần trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp thuộc
    POWERED BY ONECMS & INTECH