Bất động sản

Tỉnh ở miền núi Việt Nam sẽ 'xóa tên' 1 huyện biên giới giáp Trung Quốc và hình thành 5 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp

Chi Chi 24/08/2024 00:09

Địa phương này sẽ mở rộng địa giới hành chính khu vực thành phố trực thuộc, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lạng Sơn đặt mục tiêu trở thành một tỉnh biên giới có nền kinh tế phát triển, đóng vai trò là một trong những cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, với đường biên giới dài hơn 230km, Lạng Sơn được định hướng là "cầu nối" quan trọng trong thương mại và kinh tế giữa Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc, và châu Âu.

Một góc TP. Lạng Sơn. Ảnh: Báo Lạng Sơn

(TyGiaMoi.com) - Một góc TP. Lạng Sơn. Ảnh: Báo Lạng Sơn

Theo quy hoạch, TP. Lạng Sơn sẽ được mở rộng địa giới hành chính khi huyện Cao Lộc (huyện biên giới giáp Trung Quốc) sẽ được sáp nhập vào TP. Lạng Sơn. Đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 17 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại II (TP. Lạng Sơn mở rộng), 3 đô thị loại IV (Hữu Lũng, Đồng Mỏ, Lộc Bình), và 13 đô thị loại V (Chi Lăng, Vạn Linh, Na Sầm, Tân Thanh, Thất Khê, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Ngả Hai, Na Dương, Chi Ma, Đình Lập, Nông trường Thái Bình).

Cùng với đó, Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp bằng việc hình thành hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn. Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh dự kiến phát triển 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.055ha. Thêm vào đó, tỉnh cũng sẽ xây dựng thêm 8 khu công nghiệp khi được bổ sung vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, tuân thủ các quy định pháp luật về khu công nghiệp.

>> ‘Mỏ vàng’ của loạt ‘ông lớn’ Viglacera, Hà Đô, Flamingo… tại miền núi Việt Nam sắp có KCN đáp ứng khoảng 130.000 lao động

Tỉnh Lạng Sơn sẽ hình thành thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ảnh minh họa

(TyGiaMoi.com) - Tỉnh Lạng Sơn sẽ hình thành thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ảnh minh họa

Các khu công nghiệp sẽ được xây dựng tại những vị trí thuận lợi về giao thông, điều kiện địa hình, quỹ đất phát triển, tập trung chủ yếu tại các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng và Lộc Bình.

Đối với các cụm công nghiệp, Lạng Sơn dự kiến phát triển 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.158,1ha trong giai đoạn 2021-2030, bao gồm Cụm công nghiệp địa phương số 2 đã đi vào hoạt động và 23 cụm công nghiệp mới.

Lạng Sơn cũng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư và xây dựng thêm các cụm công nghiệp khi được bổ sung vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về cụm công nghiệp.

Lạng Sơn, thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 154km đường bộ và 165km đường sắt.

Tỉnh Lạng Sơn sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi với đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253km, 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi), 7 cặp chợ biên giới. Đây là điều kiện thuận lợi đưa tỉnh trở thành một điểm giao thương và trung tâm buôn bán thương mại quan trọng giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác như Trung Á và châu Âu.

>> Tuyến đường cấp III miền núi 800 tỷ đồng nối thông 2 tỉnh giáp ranh Trung Quốc chính thức hoàn thành

Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam chuẩn bị sáp nhập địa giới hành chính của 3 TP trực thuộc nhằm nâng tầm đô thị

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sắp lên TP trực thuộc Trung ương chuẩn bị sáp nhập 3 phường ‘cổ’

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-o-mien-nui-se-xoa-ten-1-huyen-bien-gioi-giap-trung-quoc-va-hinh-thanh-5-khu-cong-nghiep-23-cum-cong-nghiep-d131313.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh ở miền núi Việt Nam sẽ 'xóa tên' 1 huyện biên giới giáp Trung Quốc và hình thành 5 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp
    POWERED BY ONECMS & INTECH