Nhắc lại 1 vết đen trong lịch sử của NATO, ông Tập Cận Bình kêu gọi sự đoàn kết “viết bằng máu” giữa Trung Quốc với Serbia trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kiểu mới với Mỹ.
Trước chuyến thăm chính thức đến Serbia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại và chỉ trích vai trò của NATO  trong vụ đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, có lẽ nhằm giành được cảm tình của quốc gia vùng Balkan.
Theo lịch trình, ông Tập đặt chân tới Serbia vào sáng nay (8/5 theo giờ VN), sau chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày ở Pháp.
Trong một lá thư được ký tên trên cơ quan truyền thông chính trị Politika của Serbia, ông Tập đã nhắc tới lễ kỷ niệm 25 năm ngày NATO ‘“không kích nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc  trong chiến tranh Kosovo 1999 để kêu gọi sự đoàn kết giữa hai nước.
“Ngày này 25 năm trước, NATO đã ném bom trắng trợn vào đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư với lí do là “không kích nhầm”, nhưng đã giết chết 3 nhà báo người Trung Quốc. Đây là điều mà chúng ta sẽ không bao giờ quên ”, ông Tập phát biểu.
Vào tháng 3 năm 1999, NATO đã phát động cuộc không chiến để buộc nhà độc tài người Serbia lúc bấy giờ là Slobodan Milosevic chấm dứt cuộc tấn công tàn bạo chống lại quân nổi dậy người Albania ở Kosovo.
Mặt sau đại sứ quán Trung Quốc sau trận không kích đêm 7/5/1999, mặt trước bị thổi bay bởi 5 quả bom B-2 |
Tuy vậy, cuộc không chiến cũng là lần đầu tiên không quân Mỹ thử nghiệm sử dụng máy bay không người lái. Do sai sót trong thông tin tình báo và cập nhật bản đồ, Không quân Mỹ đã dội 5 quả bom xuống sứ quán Trung Quốc khiến ít nhất 3 nhà báo thiệt mạng, hơn 20 người khác bị thương, gây nên làn sóng phẫn nộ biểu tình của sinh viên ở Bắc Kinh, ném đá vào sứ quán Mỹ.
Mỹ khi đó đã xin lỗi và cho rằng vụ đánh bom là sai sót xảy ra do thông tin tình báo không chính xác, đồng thời cho biết chính trụ sở của một công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Serbia nằm trên cùng con phố là mục tiêu.
Ngay sau vụ đánh bom, Mỹ và NATO thông báo rằng đây là một tai nạn. Tuy nhiên, đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc tố cáo đây là "tội ác chiến tranh" và là "hành động dã man" gây chiến.
Việc ông Tập Cận Bình nhắc lại là một cách để sự kiện này để khơi dậy sự đoàn kết từ quá khứ đau thương là một chiến lược ngoại giao tinh vi, nhằm khai thác lợi ích từ những rạn nứt trong lòng Liên minh châu Âu về những bất bình với Mỹ và vấn đề Nga - Ukraine.
Trong chuyến thăm của ông Tập, các công ty Pháp và Trung Quốc đã ký một số thỏa thuận hợp tác, bao gồm hợp đồng xây dựng tàu điện ngầm cho Alstom của Pháp và một bản ghi nhớ với tập đoàn Airbus về tăng cường hợp tác hàng không.
Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào Serbia và các nước Balkan, đặc biệt là vào lĩnh vực khai khoáng và sản xuất, và năm ngoái Bắc Kinh và Belgrade đã ký một hiệp định thương mại tự do. Cơ hội tiềm năng cho Serbia vừa được cơ quan hải quan Trung Quốc công bố rằng cảnh báo cúm gia cầm đối với các sản phẩm gia cầm của Serbia vừa được dỡ bỏ.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Serbia, Ana Brnabic trong chuyến thăm Bắc Kinh 2019 |
Trong một cuộc phỏng vấn riêng, Đại sứ Trung Quốc tại Hungary đã ca ngợi vai trò quan trọng của nước này trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI -Belt and Road Initiative ) ở châu Âu. Hungary đóng vai trò là trung tâm phân phối đường sắt vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới các nước cùng tham gia BRI tại châu Âu. Ông Tập Cận Bình cũng giới thiệu về tuyến đường sắt cao tốc giữa Belgrade và Budapest do các công ty Trung Quốc xây dựng.
>> Hungary ngăn chặn đợt trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga 
Quốc gia EU "khó xử" khi tham gia trừng phạt Nga 
Quốc gia Bắc Âu có biên giới 1.340km với Nga tăng cường chuẩn bị cho 'kịch bản chiến tranh'