Triển vọng giá dầu tuần 7 - 11/11

07-11-2022 08:31|Bình Lam

Chốt tuần trước, giá dầu thô WTI tăng 4,7%; giá đâu Brent tăng 2,9%.

Khép lại tuần trước, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ giao dịch ở mức hơn 92 USD/thùng. Giá dầu Brent thì đóng cửa ở mức hơn 98 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ tăng 4,7% trong khi giá dầu Brent tăng 2,9%.

Nguồn cung dự kiến sẽ vẫn eo hẹp do các lệnh cấm vận dầu Nga của châu Âu và sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Lệnh cấm của EU đối với dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12.

Giá dầu dự báo sẽ đi lên trước tâm lý lạc quan rằng Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, có thể nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19, khiến nhu cầu về năng lượng tăng lên.

Trong khi đó, việc Liên minh châu Âu (EU) cấm vận dầu của Nga và khả năng Trung Quốc nới lỏng một số hạn chế phòng dịch đã tiếp sức cho đà tăng của thị trường.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty môi giới đầu tư OANDA (Mỹ), cho biết nhu cầu dầu thô của Trung Quốc đã bị hạn chế, nhưng nếu nền kinh tế mở cửa trở lại, giá dầu có thể tăng cao hơn bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông nói thêm: "Có quá nhiều rủi ro địa chính trị có thể giữ cho quỹ đạo giá dầu cao hơn, và nếu đồng USD tiếp tục suy yếu, sức mạnh của dầu có thể được duy trì.

Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang triển khai các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt sau khi các ca nhiễm mới trong ngày 3/11 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, song một cựu quan chức kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho biết những thay đổi đáng kể đối với chính sách COVID-19 của nước này sẽ sớm diễn ra.

Chủ tịch FED chi nhánh Richmond Thomas Barkin cùng ngày cho biết ông sẵn sàng hành động "có cân nhắc" hơn khi xem xét tốc độ tăng lãi suất của Mỹ trong tương lai, nhưng cho biết lãi suất có thể tiếp tục tăng trong thời gian dài hơn và lên mức cao hơn dự kiến trước đây.

Cuộc khủng hoảng năng lượng, lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô và các sản phẩm của Nga – dự kiến ​​có hiệu lực vào tháng 12 và tháng 2, cũng như những khó khăn kinh tế vĩ mô với việc tăng lãi suất mạnh mẽ và lạm phát cao đều sẽ đóng góp một phần trong việc định hướng giá dầu trong những tháng tới.

Mức nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tiếp tục là một trong những yếu tố cần theo dõi trên thị trường dầu trong mùa đông này, nhưng nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới sẽ có ảnh hưởng tương đối hạn chế đến thị trường dầu bị khủng hoảng năng lượng, các lệnh trừng phạt và suy thoái kinh tế.

Theo dữ liệu theo dõi, các tàu chở dầu của Trung Quốc được khai báo đã nạp tới 9,3 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 10, tăng 500.000 bpd so với tháng 9 và là mức cao nhất trong ít nhất 10 tháng.

Tuần này, nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo đánh giá triển vọng thị trường năng lượng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2022 của Mỹ để có cái nhìn sâu sắc hơn về tốc độ tăng lạm phát cũng như xu hướng lãi suất sắp tới. Đồng thời, giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung hạn hẹp.

G7 và Australia đồng ý áp giá cố định với dầu Nga

Cổ phiếu dầu khí giảm sâu, cơ hội nào cho nhà đầu tư?

Nhóm dầu khí lỗ ròng quý III: Nỗi lo giá dầu giảm sâu về 40 USD/thùng năm 2025

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trien-vong-gia-dau-tuan-7-1111-156947.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Triển vọng giá dầu tuần 7 - 11/11
    POWERED BY ONECMS & INTECH