Trung Quốc đã chuẩn bị những gì cho sự trở lại của ông Trump?
Sau khi ông Donald Trump lần đầu tiên trở thành Tổng thống Mỹ cách đây 8 năm, các lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước các chính sách thuế quan và tuyên bố dứt khoát của ông, dẫn đến một cuộc chiến thương mại khiến quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi xuống mức tệ nhất trong nhiều năm.
Lần này, Bắc Kinh đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự trở lại của ông Trump bằng các biện pháp như củng cố quan hệ với các đồng minh, tăng cường tự chủ trong công nghệ, và đầu tư một khoản tiền để hỗ trợ nền kinh tế, vốn đang dễ bị tổn thương hơn trước các mức thuế mới mà ông Trump đe dọa áp đặt.
Mặc dù một số hành động trả đũa có thể là không thể tránh khỏi, các chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc sẽ tập trung vào việc khai thác những bất đồng giữa Mỹ và các đồng minh, đồng thời cố gắng giảm nhiệt độ xung đột để có thể đạt được một thỏa thuận sớm, nhằm hạn chế tác động từ những căng thẳng thương mại.
Zhao Minghao, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết Trung Quốc có thể sẽ không tái diễn chiến lược như trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Trump, khi Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ với các động thái thuế quan của ông.
Ông Zhao dự đoán Bắc Kinh đã chuẩn bị cho kịch bản này nhưng kỳ vọng mức thuế sẽ thấp hơn mức cam kết trong chiến dịch tranh cử, bởi vì "điều đó sẽ đẩy mạnh lạm phát ở Mỹ".
Tuy nhiên, mối đe dọa này đã khiến các nhà sản xuất ở nước xuất khẩu lớn nhất thế giới lo lắng, vì Trung Quốc bán hàng hóa trị giá hơn 400 tỷ USD mỗi năm cho Mỹ và hàng trăm tỷ USD khác trong các linh kiện cho các sản phẩm mà người Mỹ mua từ các quốc gia khác.
Li Mingjiang, học giả tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ cần nhiều kích thích hơn nữa so với gói 1.400 tỷ USD vừa được công bố hôm qua (8/11).
Chiến dịch ngoại giao
Để thúc đẩy thương mại toàn cầu, Trung Quốc đã triển khai một chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ. Họ đã củng cố liên minh, hàn gắn quan hệ với các đối thủ và tiếp tục các cuộc đàm phán khó khăn với Liên minh châu Âu, ngay cả sau khi khối này áp thuế cao đối với xe điện của Trung Quốc.
Vào tháng trước, Trung Quốc đã chấm dứt nhiều cuộc đối đầu quân sự kéo dài với các nước khác. Họ đã giải quyết được mâu thuẫn với Ấn Độ về tranh chấp biên giới kéo dài 4 năm và mâu thuẫn với Nhật Bản liên quan đến việc xả nước phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima kéo dài 2 năm. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã thực hiện chuyến thăm Australia, chuyến thăm đầu tiên sau 7 năm.
Cũng vào tháng trước, cả hai đều tham dự các hội nghị thượng đỉnh của BRICS  - hiện chiếm 35% nền kinh tế toàn cầu - và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm 10 quốc gia, khi Trung Quốc tăng cường quan hệ với các quốc gia toàn cầu phía Nam.
"Chính quyền Trump đầu tiên không quan tâm nhiều đến việc tăng cường quan hệ với châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Nam Á, điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc hoạt động ở những thị trường này mà hầu như không có sự cạnh tranh," Eric Olander, tổng biên tập Dự án Trung Quốc - Toàn cầu Nam, nói.
Tuy nhiên, ở châu Âu, căng thẳng thương mại với Trung Quốc có thể được cân bằng bởi những lo ngại về việc vai trò của Mỹ trong cuộc chiến Ukraine sẽ suy giảm, tạo ra cơ hội cho Bắc Kinh tiếp cận các quốc gia châu Âu, Anh, Australia và Nhật Bản, đồng thời tái cân bằng thương mại đối ngoại theo hướng các quốc gia toàn cầu phía Nam.
Cuộc đua công nghệ
Trong cuộc chiến thương mại đầu tiên, ông Trump đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Ông đã cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty, bao gồm cả nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc là SMIC .
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho điều này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc giục Trung Quốc tăng cường tự chủ trong khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xây dựng các ngành công nghiệp quan trọng như trí tuệ nhân tạo và không gian.
Kết quả là, số lượng dự án mua sắm của chính phủ Trung Quốc để thay thế phần cứng và phần mềm nước ngoài bằng các sản phẩm nội địa đã tăng mạnh. Số lượng này đã tăng vọt lên 169 dự án như vậy trong năm nay.
Nazak Nikakhtar, một quan chức Bộ Thương mại dưới thời ông Trump, cho biết bà dự đoán Trump sẽ "mạnh mẽ hơn về chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc”. Và dự đoán sẽ có "một sự mở rộng đáng kể danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu," nhắm vào các chi nhánh và đối tác kinh doanh của các công ty trong danh sách này.
Ma, cựu giám đốc CIC, cho biết các hạn chế sẽ có tác động trong một thời gian dài khi Mỹ mở rộng chế độ trừng phạt đối với các nhà cung cấp quốc tế. "Tôi nghĩ những năm tới đây sẽ là điểm mấu chốt trong với cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung".
Theo Reuters
>> Bất kể ai thắng cử, cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung sẽ không có lựa chọn ‘mềm mỏng’ 
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bản năng giúp ông Trump làm nên ngoạn mục? 
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Các điểm bầu cử đầu tiên đóng hòm phiếu và kết quả sơ bộ