Trung Quốc học Singapore ra chính sách "cứu" thị trường bất động sản
Singapore dù là đất nước của các hoạt động tài chính và kinh doanh khu vực tư nhân, nhưng nổi tiếng với thị trường nhà ở ổn định vì vậy chính là "tấm gương" để Trung Quốc học tập chính sách lần này.
Để giải quyết khủng hoảng bất động sản  đang diễn ra trầm trọng ở đất nước này, gần đây Bắc Kinh đang rục rịch thực hiện hai dự án lớn là xây dựng nhà ở xã hội và cải tạo các quận nội thành xuống cấp. Các dự án này được xem là những chính sách trọng tâm để "xóa tan bóng đêm" ngành bất động sản. Dự kiến hai dự án này sẽ được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (138 tỷ USD) hoặc nhiều hơn.
Chính quyền Trung Quốc đang xem xét để hỗ trợ các doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất giá rẻ để thực hiện dự án này. Số tiền có thể được tăng lên thông qua vốn vay và nguồn tài trợ khác - tương đương với khoảng 10% doanh số bán nhà mới hàng năm.
Thông tin chi tiết về việc thúc đẩy nhà ở xã hội  vẫn chưa được công bố đầy đủ. Tờ Economic Observer đưa tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra chỉ thị vào tháng trước trong “Tài liệu 14” được phân loại. Báo cáo kêu gọi một “mô hình mới” cho lĩnh vực bất động sản, với 35 thành phố dự kiến sẽ thử nghiệm chương trình này.
Nếu hai dự án quan trọng này được thực hiện thì có thể vừa chấm dứt tình trạng sụt giảm gần ba năm trong lĩnh vực xây dựng bất động sản, vừa đáp ứng các mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy “sự thịnh vượng chung”.
Betty Wang, nhà kinh tế cấp cao của Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand ở Hồng Kông, cho biết: “Kế hoạch này giống như một sự điều chỉnh cơ cấu dài hạn hơn trong lĩnh vực bất động sản theo mô hình Singapore. Tôi không nghĩ đây chỉ là nỗ lực ngắn hạn để thúc đẩy đầu tư bất động sản – thay vào đó, đó là về các mục tiêu thịnh vượng chung của Trung Quốc vào năm 2035”.
Singapore, dù là thánh địa của hoạt động tài chính và kinh doanh khu vực tư nhân, lại nổi tiếng với thị trường nhà ở mà chủ yếu là nhà ở xã hội. Và Đảo quốc Sư Tử nhỏ bé luôn nằm trong top thịnh vượng của thế giới này chính là "tấm gương" để Trung Quốc học tập chính sách lần này.
Các nhà phân tích cho rằng ý tưởng này là tạo ra một thị trường nhà ở xã hội được quản lý chặt chẽ với những giới hạn về người có thể mua nhà và cách bán chúng cho chủ sở hữu mới. Một cách để đảm bảo điều đó là yêu cầu chúng phải được bán lại cho chính phủ.
chính sách này sẽ cho phép “nhà ở tư nhân hoạt động như một kho lưu trữ và tạo ra tài sản hộ gia đình cho tầng lớp thượng lưu, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp nhà ở giá rẻ dồi dào cho những người có thu nhập khiêm tốn hơn”.
Ngay cả các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó của Trung Quốc cũng có thể được hưởng lợi từ đề xuất này. Đó là tiền của chính phủ có thể được sử dụng để mua các dự án nhà ở mà họ hiện không thể bán hoặc không đủ tiền để hoàn thành.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, Chính phủ đang vận động các thành phố có lượng “dự trữ lớn” nhà ở tư nhân có thể mua hoặc sửa đổi những ngôi nhà chưa bán được và biến chúng thành nhà ở xã hội.
Theo truyền thông Trung Quốc, các nhà phát triển bất động sản có thể được thuê để xây dựng các dự án xã hội, nhưng tỷ suất lợi nhuận của họ sẽ được giữ ở mức “vừa phải”.
Các chuyên gia cho biết trên Tạp chí Kinh tế Enodo: “Nếu lần này thành công, việc cung cấp nhà ở giá rẻ cho người Trung Quốc có thu nhập thấp sẽ đáp ứng mục tiêu trọng tâm trong khẩu hiệu ‘thịnh vượng chung’ của ông Tập Cận Bình.
Lộ diện loại hình bất động sản được kỳ vọng trở thành “vua” trong tương lai