Bất động sản

Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được đổi sang đầu tư công?

Quốc Chiến 16/08/2024 21:00

Theo khảo sát, lưu lượng xe lưu thông trên Quốc lộ 19 nối Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên hiện không nhiều. Vì vậy, đơn vị tư vấn đề xuất chuyển sang phương án đầu tư công.

Chiều ngày 12/8, UBND tỉnh Bình Định và UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Bộ Giao thông Vận tải để thảo luận về kế hoạch và phương án đầu tư cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Trong cuộc họp, đại diện đơn vị tư vấn trình bày rằng theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan liên quan và đề xuất từ hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, tổng chiều dài của tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku theo phương án mới là 123km. Cụ thể, đoạn cao tốc trên địa bàn tỉnh Bình Định dài 37,3km, còn trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 85,6km.

Theo phương án xây dựng ban đầu, điểm đầu của tuyến cao tốc nằm tại cảng Nhơn Hội, nhưng tỉnh Bình Định đã đề xuất di dời điểm này về gần sân bay Phù Cát. Đoạn đường từ cảng Nhơn Hội theo Quốc lộ 19B đến sân bay Phù Cát dài hơn 20km. Nhờ sự điều chỉnh này, tổng chiều dài của tuyến cao tốc được rút ngắn từ 143,2km xuống còn 123,3km.

Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất chuyển sang đầu tư công

(TyGiaMoi.com) - Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất chuyển sang đầu tư công

Tuy nhiên, đại diện đơn vị tư vấn bày tỏ lo ngại về việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), do khả năng thu hồi vốn của nhà đầu tư có thể gặp khó khăn.

Theo khảo sát, lưu lượng xe lưu thông trên Quốc lộ 19 nối Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên hiện không nhiều. Vì vậy, đơn vị tư vấn đề xuất chuyển sang phương án đầu tư công.

>> Liên danh Tập đoàn Đèo Cả trúng thầu quản lý vận hành 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Gia Lai đồng thuận với ý kiến của đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã nhấn mạnh rằng dọc tuyến Quốc lộ 19 và tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku hiện có 11 khu công nghiệp tại Bình Định, với khối lượng hàng hóa hàng năm đạt 12 triệu tấn, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 15 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2030. Bên cạnh đó, còn có 38 cụm công nghiệp khác dọc tuyến Quốc lộ 19 và vùng lân cận.

Ông Hoàng cũng lưu ý rằng khi cộng thêm khối lượng hàng hóa từ hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, cũng như từ các nước Lào và Campuchia, lưu lượng phương tiện giao thông sẽ tăng đáng kể. Do đó, Bình Định đánh giá việc đầu tư tuyến cao tốc này là vô cùng cần thiết.

Về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, ông Hoàng đề xuất rằng từng địa phương sẽ tự đảm nhận trách nhiệm, nhưng cần có sự hỗ trợ từ trung ương do tính chất kỹ thuật cao của công trình này, yêu cầu phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ông Nguyễn Hữu Quế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng đồng tình việc đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho vùng Tây Nguyên.

Ông Quế cho biết: "Hiện nay, hàng hóa từ Lào và Campuchia thường được đưa thẳng về TP. HCM để xuất khẩu vì hạ tầng giao thông của chúng ta còn hạn chế. Tuy nhiên, với việc dọc Quốc lộ 19, Gia Lai đã có 5 cụm công nghiệp được quyết định đầu tư và chọn nhà đầu tư, nếu tuyến cao tốc này được hoàn thành, lưu lượng phương tiện giao thông sẽ tăng mạnh".

>> Thành phố cảng 400 năm tuổi của Việt Nam chuẩn bị đấu giá khu đất 1.800m2 với khởi điểm hơn 300 tỷ đồng

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn hơn 7.000 tỷ đồng sẽ mở rộng gấp đôi trong năm 2025

Liên danh Tập đoàn Đèo Cả trúng thầu quản lý vận hành 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-cao-toc-quy-nhon--pleiku-se-duoc-doi-sang-dau-tu-cong-d130624.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được đổi sang đầu tư công?
    POWERED BY ONECMS & INTECH