Vài năm trở lại đây, các hãng ô tô đã bắt đầu cuộc đua sản xuất xe hơi điện để đón đầu xu hướng. Vì vậy, vật liệu sản xuất pin xe điện Lithium tiếp tục là nỗi đau đầu của xe điện từ việc khai thác, sử dụng tới cả tái chế.
Các hãng xe điện gián tiếp khởi xướng hoạt động khai thác Lithium
Hãng xe điện Tesla vừa giao những chiếc xe tải điện hạng nặng đầu tiên, động thái đánh dấu bước đột phá của hãng trong ngành vận tải đường bộ.
Theo Elon Musk, xe vận tải hạng nặng chỉ chiếm khoảng 1% số lượng phương tiện ở Mỹ nhưng tạo ra khoảng 20% lượng khí thải. Xe tải chạy bằng pin-điện có thể giúp giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính trong giao thông đường bộ.
Khi các hãng ô tô bắt đầu cuộc đua sản xuất xe hơi điện để đón đầu xu hướng, họ cũng gián tiếp khởi xướng một cuộc đua khai thác Lithium, bởi đây là vật liệu then chốt để sản xuất pin xe điện. Làm thế nào tìm đủ nguồn cung Lithium được xem là một trong những vấn đề khó khăn nhất cho ngành công nghiệp xe điện.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính, doanh số bán xe điện toàn cầu phải đạt 47 triệu chiếc mỗi năm vào năm 2030 để thế giới thực hiện được việc đưa phát thải ròng về 0 và giữ cho mức nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C. Để đạt được doanh số này, trong vòng 7 năm tới, các nhà sản xuất sẽ phải tăng lượng khai thác Lithium lên gấp 6 lần hiện nay.
Theo IEA, cần có thêm 60 mỏ Lithium trên toàn thế giới vào năm 2030 để hỗ trợ các mục tiêu toàn cầu về khử Carbon và sử dụng xe điện.
Nhu cầu về loại khoáng sản được mệnh danh là "vàng trắng" này đã bùng nổ trong những năm gần đây vì Lithium là thành phần quan trọng được sử dụng làm pin Lithium-ion dùng cho xe điện, máy tính, điện thoại thông minh.
Nếu như năm 2020, nhu cầu về Lithium trên toàn thế giới là khoảng 350 nghìn tấn thì ước tính vào năm 2030, nhu cầu đối với nguyên liệu này sẽ lớn hơn gấp 6 lần.
Phần lớn lượng Lithium trên thế giới đến từ Nam Mỹ và Australia còn Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng pin Lithium-ion khi cung cấp khoảng 80% pin cho thế giới. Mỹ dù có trữ lượng Lithium khoảng 4% của toàn thế giới, lại chỉ sản xuất dưới 2% lượng Lithium toàn cầu.
Nước này lên kế hoạch mở rộng sản xuất Lithium trong nước. Hàng loạt dự án khai thác và chiết xuất Lithium mới đang được triển khai ở nhiều bang như Maine, North Carolina, California và Nevada.
Các chuyên đánh giá, đây là thời điểm để Mỹ và Canada đẩy mạnh sản xuất Lithium. Bởi việc khu vực Bắc Mỹ tham gia vào cuộc đua Lithium muộn có thể trở thành mối đe dọa trong thời gian tới đối với ngành công nghiệp ô tô, do không đủ nguyên liệu thô để cạnh tranh với làn sóng nhập khẩu chất lượng cao, giá rẻ của Trung Quốc.
“Vàng trắng” – Lithium sẽ ngày càng quý hiếm
Ở thời điểm hiện tại, ắc quy lithium-ion là lựa chọn tối ưu cho làng xe điện. So với ắc quy axít - chì trong quá khứ, dòng ắc quy mới có mật độ năng lượng tốt hơn cũng như độ bền ổn định hơn. Tuy vậy, đây vẫn là điểm yếu lớn nhất của xe điện vì 3 yếu tố: khai thác khó, đắt đỏ và chưa thể được tái chế hiệu quả.
Trong khi 2 vấn đề đầu tiên có lẽ đã được bàn luận nhiều, vấn đề tái chế lithium không thường xuyên được nhắc tới. Theo Bloomberg, dù các hãng xe, nhà cung ứng và cả nhiều công ty ở các mảng dịch vụ khác đang nhăm nhe nhắm tới mảng tái chế ắc quy điện, họ hiện giờ lực bất tòng tâm vì... không tìm đâu ra mấy ắc quy để tái chế.
Mới đây, Công ty sản xuất ô tô Albemarle của Mỹ cho biết nguồn cung lithium sẽ vẫn eo hẹp trong vòng 7-8 năm nữa. Bởi vậy các nhà sản xuất ô tô điện sẽ phải đối mặt với cuộc chiến trong suốt thời gian còn lại của thập kỉ này để đảm bảo nguồn cung lithium cho cuộc cách mạng xe điện của mình.
Việc sử dụng lithium trong pin ô tô điện đã đặt nguyên liệu thô này trở thành tâm điểm của cạnh tranh trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang "lôi kéo" các Chính phủ các quốc gia để tăng nguồn cung.
Năm nay, các nhà sản xuất ô tô từ Stellantis đến BMW đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong ngành khai thác lithium, nhấn mạnh áp lực ngành phải đối mặt khi nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng tăng trên toàn thế giới.
Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các dự án khai thác Lithium thường mất từ 6 cho đến 19 năm từ giai đoạn nghiên cứu khả thi ban đầu đến khi đi vào sản xuất thực tế, lâu nhất trong số các công nghệ liên quan đến pin điện.
IEA cho biết thế giới cần thêm 60 mỏ lithium nữa vào năm 2030 để đáp ứng tất cả các kế hoạch khử cacbon và xe điện của các quốc gia.
Việc khan hiếm chip bán dẫn là hạn chế lớn đối với các công ty xe hơi trong 18 tháng qua, nhưng khi họ đẩy mạnh tham vọng về ngành xe điện của mình, việc đảm bảo lithium đang trở thành một nỗi lo ngày càng tăng.
Mỹ siết ‘vòng kim cô’, ngành xe điện Trung Quốc đối diện khủng hoảng 
Tesla lần đầu 'lao dốc' doanh số, sắp bị ông lớn Trung Quốc cho 'hít khói'