Không ít cổ phiếu đầu các nhóm ngành đã tăng tới 170% chỉ trong chưa đến một năm - mức tăng khiến rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường phải ôm đầu tiếc nuối.
Phiên giao dịch ngày 29/2 mở cửa với tâm lý tương đối tích cực, VN-Index mở gap tăng 7 điểm sau ATO. Có thời điểm thị trường tăng 10 điểm trước khi áp lực bán xuất hiện kéo chỉ số giảm 1,8 điểm còn 1.252,7.
VN-Index dù ngắt mạch tăng 3 phiên liên tiếp (+41 điểm) song hàng loạt cổ phiếu đáng chú ý vẫn tiếp tục tăng giá. Xét về thanh khoản, khối lượng giao dịch tăng đột biến ở các mã SSI, MSN , SAB, NLG, KDH.
Phiên này, cổ phiếu KDH  của Nhà Khang Điền thậm chí được kéo kịch trần; NLG tăng 3,7%, MSN mở gap tăng 3,1%...
Hàng loạt cổ phiếu ghi nhận chuỗi tăng từ 4-7 phiên liên tiếp, biên độ tăng từ 8-16% có thể kể đến SSI , BAF, HPG, VDS, VGS, IJC, FTS, FRT, VHC, MCH.
>> VN-Index trở lại mốc 1.250 điểm sau 17 tháng, nhà đầu tư 'mừng ít lo nhiều' 
Nguồn TCBS |
Cổ phiếu VHC  của Vĩnh Hoàn tiếp tục giữ vị thế đầu tàu nhóm thủy sản khi có phiên tăng thứ 6 liên tiếp (+15%) qua đó tái lập chuỗi tăng giá dài nhất lịch sử. Hai cổ phiếu nhóm bán lẻ là FRT  và MCH tăng lần lượt 5 và 7 phiên liên tiếp. Cổ phiếu bán lẻ khác là MWG cũng có phiên tăng 2% lên mức 46.200 đồng/cp; khớp gần 13,9 triệu đơn vị.
Bộ đôi ngành thép là HPG  và VGS cùng có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với biên độ lần lượt 9% và 12%.
Hay như 3 cổ phiếu nhóm chứng khoán gồm SSI , VDS, FTS cũng nối dài chuỗi tăng giá lên con số 4. Trong số này, VDS là mã duy nhất thuộc nhóm chứng khoán giao dịch tại vùng quá mua, SSI tiếp tục thể hiện vai trò của cổ phiếu kéo trụ nhóm VN30.
Sức mạnh của những đầu tàu
Thị trường chứng khoán đang trong nhịp hưng phấn trong 1 tuần giao dịch trở lại đây, đặc biệt là khi VN-Index lần lượt trở lại các cao điểm 1.230, 1.250; vai trò lực kéo của những cổ phiếu đầu ngành càng thể hiện rõ nét.
Cụ thể, HPG của Tập đoàn Hòa Phát là tâm điểm của nhóm thép khi có lần đầu trở lại mốc 31.000 đồng sau 22 tháng, vốn hóa vượt 180.000 tỷ đồng - chỉ cách Top 4 của Vinhomes chưa đến một phiên tăng trần.
>> Vốn hóa Hòa Phát (HPG) sắp vượt Vinhomes vào Top 4 thị trường? 
Cổ phiếu DGC  của Hóa chất Đức Giang là tâm điểm ở nhóm hóa chất/phân bón khi tăng hơn 27% lên mức 112.000 đồng/cp (tiệm cận mức đỉnh lịch sử 122.2x lập được hồi giữa tháng 6/2022).
Diễn biến giá cổ phiếu DGC |
Cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn tăng gần 45% kể từ đầu tháng 11/2023, hiện đang giao dịch ở vùng kháng cự 73.x hồi tháng 9/2022.
Để lại nhiều bất ngờ và tiếc nuối nhất cho nhà đầu tư có lẽ phải kể đến cổ phiếu đầu ngành nhựa BMP  (Nhựa Bình Minh) và cổ phiếu Top đầu nhóm bán lẻ FRT (FPT Retail) khi 2 mã này liên tục phá đỉnh trong thời gian qua.
Diễn biến giá cổ phiếu FRT |
Từ vùng giá dưới 50.000 đồng hồi giữa tháng 3 năm ngoái, BMP hiện đã tăng 134% lên mức 117.000 đồng/cp. Trong khi đó, FRT tăng tới 170% từ cuối tháng 5/2023. Phiên 29/2/2024, mã đóng cửa tăng 6,4% lên mức 145.000 đồng/cp. Đáng nói, đà tăng của FRT đến từ kỳ vọng tăng trưởng chuỗi nhà thuốc Long Châu, hoàn toàn trái ngược với khoản lỗ gần 330 tỷ của FPT Retail trong năm vừa qua.
Một gương mặt không thể bỏ qua là VCB  - cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường. Từng rơi về sát mốc 80.000 đồng hồi cuối tháng 12/2023, chuỗi tăng giá ấn tượng giúp VCB một lần nữa thiết lập mức đỉnh lịch sử 97.400 đồng/cp sau phiên tăng trần ngày 28/2 vừa qua.
Diễn biến giá cổ phiếu VCB |
Chỉ sau một phiên, vốn hóa cổ phiếu VCB tăng thêm 35.200 tỷ đồng lên mức kỷ lục mới 544.377 tỷ đồng. Con số này bằng tổng vốn hóa của VIC  (174.359 tỷ đồng), VHM  (193.334 tỷ đồng) và HPG (177.932 tỷ đồng) cộng lại.
>> Cổ phiếu 'trà đá' từng lọt rổ VN30, vốn hóa giai đoạn 2016-2017 vượt cả BIDV, Vietinbank