Dự thảo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phân tích hàng loạt điểm mạnh của tỉnh Quảng Nam như vị trí địa lý mang đến những lợi thế chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại.
Nhiều "ông lớn" rót vốn vào Quảng Nam
Cho đến nay, tổng số dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 914 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 236.023 tỉ đồng, với lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ...
Các dự án đầu tư có quy mô lớn đã và đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Trung tâm Phát triển nông nghiệp Thadi - Chu Lai của CTCP Sản xuất Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng); đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của CTCP Ô tô Trường Hải (vốn đầu tư 2.095 tỉ đồng); khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An của Tập đoàn VinGroup (vốn đầu tư 4.800 tỉ đồng). Một số dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao của các nhà đầu tư chiến lược khác như Tập đoàn Thaco Trường Hải, Tập đoàn SunGroup,…
Cùng với đó, đến nay, tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 193 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5,8 tỉ USD.
Các dự án FDI đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất với 54 dự án và tổng vốn gần 600 triệu USD. Một số dự án FDI tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam như Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An của Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (Singapore) có tổng vốn đầu tư 4 tỉ USD, Nhà máy sản xuất vải mành của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD, Nhà máy dệt may và phụ liệu dệt may của Công ty TNHH Panko Tam Thăng (Hàn Quốc) có tổng vốn 70 triệu USD.
Tập đoàn Thaco Trường Hải dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng để phát triển Trung tâm cơ khí của Thaco tại Chu Lai để trở thành Trung tâm cơ khí đa dụng của miền trung, Công ty NutiFood cũng đầu tư vào CTCP Thương mại Dược – Sâm Ngọc Linh Quảng Nam khoảng 2.000 tỉ đồng.
Một số tập đoàn, công ty lớn đang nghiên cứu đầu tư vào Quảng Nam như SunGroup, Novaland, Ecopark, FLC, FPT, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, liên doanh các nhà đầu tư Singapore,…
Nguyên nhân khiến nhiều "ông lớn" đầu tư vào tỉnh Quảng Nam
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong các quy hoạch quan trọng. Đây là cơ sở để chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, phân bổ đất đai trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Hiện nay, Quảng Nam đã xây dựng dự thảo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo quy hoạch này phân tích hàng loạt điểm mạnh của tỉnh Quảng Nam, như vị trí địa lý mang đến những lợi thế chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại.
Quảng Nam có nhiều tài nguyên có giá trị rất cao, tạo nên lợi thế vượt trội so với các địa phương khác, giữ vai trò là nhân tố quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối Quảng Nam với các tỉnh, thành phố khác.
Nhiều hạ tầng chiến lược được quy tụ tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điều kiện thuận lợi cho khu kinh tế này trở thành “trạm trung chuyển quốc tế”, trở thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đi các nước trên thế giới.
Đặc biệt, quy mô và cơ cấu kinh tế Quảng Nam đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế, thị trường thu hút các dự án đầu tư và đóng góp cho ngân sách trung ương.
Đồng thời, Quảng Nam đã hình thành tiềm lực công nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước, có sự đa dạng về các ngành công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.
Tỉnh Quảng Nam cũng đã tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, nhờ đó nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước và tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đã đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh như ThaCo, VinGroup, SunGroup, Hyundai, Mazda, Suntory-Pepsico.
Chạy cả trăm cây số để sửa tên bệnh cho ‘trùng’ với Nghị quyết: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo ‘nóng’ 
Lời khai việc đưa và nhận hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2