Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại Quảng Bình, Quảng Trị lại thấp?

30-08-2022 17:11|Long Hoàng

Hiện số vốn cho các dự án chuyển tiếp từ năm 2021 chiếm phần lớn trong tổng số vốn được giao năm 2022, điều đó đồng nghĩa với việc các dự án đã có quá trình chuẩn bị dài nhưng tỉ lệ giải ngân của Quảng Bình và Quảng Trị còn thấp.

Tính tới thời điểm hiện tại, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên cả nước mới đạt khoảng 40%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tỉ lệ giải ngân của Quảng Bình, Quảng Trị đạt dưới mức trung bình chung của cả nước.

Nhận biết được thực trạng trên, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã tổ chức cuộc họp với các nhiều ban ngành của tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình nhằm đôn đốc giải ngân đầu tư công tại 2 tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Theo dữ liệu do Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 31/7/2022, tỉ lệ giải ngân của Quảng Bình đạt 27,5% vốn ngân sách Trung ương, 5,6% vốn ODA; tỉ lệ giải ngân của Quảng Trị đạt 23,4% vốn ngân sách Trung ương, đều thấp hơn so với mức trung bình chung của cả nước là 34,47%.

Tại hai địa phương, số vốn cho các dự án chuyển tiếp từ năm 2021 chiếm phần lớn trong tổng số vốn được giao năm 2022, điều đó đồng nghĩa với việc các dự án đã có quá trình chuẩn bị dài nhưng tỉ lệ giải ngân của Quảng Bình và Quảng Trị còn thấp.

Vì đâu mà 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị giải ngân vốn đầu tư công thấp?

Phó Thủ tướng nêu rõ tỉ lệ giải ngân chậm có nguyên nhân chủ quan là công tác chuẩn bị dự án chưa thật sự kỹ lưỡng nên khi triển khai gặp vướng mắc; công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế.

Những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các địa phương, lãnh đạo tỉnh phải chịu trách nhiệm và quyết tâm cao để tập trung tháo gỡ. Những vấn đề vượt thẩm quyền, các bộ, ngành Trung ương phối hợp chặt chẽ để tham mưu và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, trong đó có những vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Về phía tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, các nhà lãnh đạo cho rằng nguyên nhân giải ngân chậm là do thời gian giao vốn năm 2021 chậm; công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do giá đất tăng; giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư, nhất là đối với các dự án mới dài; năng lực của một số chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, ban quản lý dự án còn hạn chế.

Hướng giải quyết

Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình đã đề xuất kiến nghị đối với đoàn công tác, trong đó có kiến nghị đối với các dự án đầu tư công, các bộ, ngành Trung ương cần phối hợp thẩm định một lần để rút ngắn thời gian chuẩn bị; các bộ, ngành nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Cũng liên quan đến việc tìm cách tháo gỡ, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh đề nghị các tỉnh bám sát tình hình giá cả vật liệu xây dựng, đốc thúc các nhà thầu đã nhận vốn nhanh chóng triển khai trên thực tế các dự án, nhất là các dự án chuyển tiếp từ năm 2021.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh thì cho rằng các tỉnh cần mời thanh tra cùng đồng hành trong các dự án đầu tư công để giảm thiểu khiếu kiện, thực hiện đúng quy trình; chỉ đạo đôn đốc sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành trong việc thực hiện các dự án đầu tư công.

Ngoài ra, 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình cam kết sẽ nỗ lực để đạt mức giải ngân cao nhất trong năm 2022 vừa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa tạo động lực thu hút vốn đầu tư vào địa phương.

Xem thêm: Triển vọng các kênh huy động vốn cho thị trường bất động sản thời gian tới

3 nút thắt khiến Việt Nam khó đạt mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công năm 2024

Vinaconex chạy nước rút tại loạt gói thầu cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành: Chờ liều 'doping' quan trọng năm 2025

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-sao-ty-le-giai-ngan-von-dau-tu-cong-tai-quang-binh-quang-tri-lai-thap-146536.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại Quảng Bình, Quảng Trị lại thấp?
    POWERED BY ONECMS & INTECH