Việt Nam sắp có thêm cầu vượt biển hơn 60.000 tỷ, kỳ vọng sẽ là biểu tượng mới kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Dự án xây dựng cầu vượt biển Cần Giờ tiếp tục thu hút sự quan tâm khi xuất hiện trong đề xuất quy hoạch giao thông mới của TP. HCM, kỳ vọng sẽ là biểu tượng mới góp phần kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sau 8 năm kể từ khi ý tưởng về cầu vượt biển Cần Giờ được đề xuất lần đầu vào năm 2017, dự án này mới đây đã xuất hiện trong đề xuất quy hoạch giao thông mới của TP. HCM.
Cụ thể, Sở Giao thông công chánh TP. HCM mới đây đã trình phương án xây dựng tuyến đường ven biển  phía Nam trên địa bàn TP. HCM, trong đó có đề xuất đầu tư cầu vượt biển Cần Giờ nối với Vũng Tàu.
Theo như phương án này, cầu vượt biển này sẽ nằm trong giai đoạn 1 của dự án đường ven biển TP. HCM, giúp rút ngắn khoảng cách 40km so với quy hoạch ban đầu.
Tổng mức đầu tư của cả 2 giai đoạn của dự án ước tính hơn 62.231 tỷ đồng.
Ý tưởng về cầu vượt biển Cần Giờ đã từng được Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề xuất từ năm 2017 và nhiều lần được đưa ra bàn thảo.
>> Sắp có cầu hơn 11.000 tỷ, rút ngắn khoảng cách từ Bình Phước đến tỉnh giàu bậc nhất Việt Nam

Theo như thiết kế ban đầu, cầu vượt biển Cần Giờ sẽ được xây dựng với chiều dài 17km, có độ tĩnh không 56m nhằm đảm bảo tàu biển quốc tế có thể ra vào thuận lợi.
Cầu vượt biển này được xây dựng nhằm tối ưu hiệu quả kết nối, cần bổ sung thêm tuyến giao thông đồng bộ với cầu vượt qua sông Xoài Rạp, kết nối Cần Giờ với Tiền Giang và Bến Tre, tạo thành mạng lưới giao thông liên vùng hoàn chỉnh.
Nói về dự án này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhấn mạnh rằng với sự phát triển nhanh chóng của TP. HCM, hệ thống giao thông hiện tại như Quốc lộ 51 hay cao tốc Long Thành – Dầu Giây đang rơi vào tình trạng quá tải.
Trong khi đó, cầu Cát Lái nối TP. Thủ Đức với Nhơn Trạch (Đồng Nai) dù được kỳ vọng giảm tải nhưng chỉ là một phần trong giải pháp. Do đó, cầu vượt biển Cần Giờ không chỉ giải quyết bài toán giao thông mà còn mang ý nghĩa biểu tượng, tạo điểm nhấn cảnh quan và khẳng định tầm nhìn chiến lược của thành phố.

Ngoài ra, một trong những yếu tố thuận lợi khác là TP. HCM đã triển khai dự án KĐT lấn biển Cần Giờ với quy mô hơn 2.800ha và được phê duyệt xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Do đó, việc có thêm một cây cầu vượt biển sẽ giúp kết nối chặt chẽ hơn giữa đô thị, cảng biển và các khu vực lân cận nhằm tạo động lực phát triển kinh tế biển, du lịch và dịch vụ.
Ngoài cầu vượt biển, trước đây đã từng có đề xuất làm hầm vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu, dài khoảng 25km. Đây là ý tưởng đã từng được các chuyên gia đề cập trong nhiều cuộc tọa đàm khoa học nhưng việc lựa chọn phương án hầm hay cầu cần được xem xét kỹ lưỡng về yếu tố kỹ thuật, tài chính và tác động môi trường.
Dự án cầu vượt biển Cần Giờ đã trải qua 8 năm từ khi được đề xuất nhưng hiện nay vẫn chưa có quyết định chính thức.
Mặc dù vậy với những thay đổi trong quy hoạch giao thông và áp lực phát triển đô thị, dự án này hiện tiếp tục sẽ là chủ đề thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận cũng như giới chuyên gia.
Nếu như được triển khai, cầu vượt biển Cần Giờ không chỉ là một công trình giao thông trọng điểm mà còn là biểu tượng mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của TP. HCM trong tương lai không xa.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.