Vĩnh Phúc lập kỷ lục thu ngân sách: 3 công ty đóng góp nhiều nhất cùng có một điểm chung
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 (không tính hoàn thuế) của tỉnh Vĩnh Phúc  đạt hơn 40.353 tỷ đồng. Đây là mức thu cao nhất từ trước đến nay của toàn tỉnh.
Trong đó, 3 công ty đều thuộc ngành ô tô, xe máy đã chiếm 70% tổng ngân sách năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể là Công ty Honda Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Công ty TNHH Piaggio.
Dẫn đầu là công ty Honda Việt Nam đã nộp 11.680 tỷ đồng; ở vị thứ 2 là Công ty ô tô Toyota Việt Nam với hơn 10.800 tỷ đồng và Công ty TNHH Piaggio Việt Nam nộp hơn 5.300 tỷ đồng xếp ở vị trí thứ 3.
Những thành tích nổi bật của 3 công ty ô tô này một phần nhờ vào tác động của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ  đối với ô tô lắp ráp trong nước theo Nghị định số 103 của Chính phủ.
Việc giảm lệ phí trước bạ đã góp phần kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tài chính cho người dân cũng như doanh nghiệp. Đồng thời, tạo đà phục hồi tăng trưởng cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Ngày 29/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Đây là năm thứ 4 ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng. Lần đầu tiên là từ nửa cuối năm 2020, sau đó là tháng 12/2021, tháng 5/2022, và nửa cuối năm 2023. Các lần giảm đều kéo dài 6 tháng.
Theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng năm 2024, doanh số toàn thị trường ô tô (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại) đã giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023, chỉ đạt 58.165 xe.
Trong khi sản lượng và doanh số bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước giảm thì ô tô nhập khẩu nguyên chiếc lại tăng nhanh. Nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu của từng doanh nghiệp riêng lẻ sẽ không đủ để tạo sự ổn định và giúp thị trường tăng trưởng trở lại.
Vì vậy, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là một giải pháp hỗ trợ tài chính, khuyến khích người tiêu dùng và góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành.
Mới đây, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà Sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng toàn thị trường của các đơn vị thành viên tháng 10/2024 đạt 38.761 xe, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước tăng lần lượt 6% và 53%. Đây là con số cao nhất kể từ đầu năm nay.
Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 21.113 xe, so với tháng trước tăng 8% và xe nhập khẩu nguyên chiếc là 17.648 xe, tăng 3%.
Những con số trên cho thấy, chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ đã phát huy tác dụng khi người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên mua xe lắp ráp. Điều này cũng sẽ hỗ trợ các hãng xe và đơn vị lắp ráp trong nước tăng tính cạnh tranh với xe nhập khẩu và tăng trưởng về doanh số trong thời gian tới.
>>Ngôi chợ 15 tỷ đồng xây xong bỏ không suốt 8 năm sắp có chuyển biến mới 
Đổi đời nhờ sầu riêng, người dân một huyện mua hơn 2.000 ô tô chỉ trong 10 tháng 
Từ ngày 1/12/2024, mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước như thế nào?