Xã hội

Vô tình ‘đụng’ trúng mộ cổ khi đào đất, chuyên gia lập tức khai quật: Phát lộ chất lỏng ‘cực độc’ dưới tấm vải che hài cốt

Hải Châu 19/04/2025 23:06

Khi vừa vén tấm vải che hài cốt, đoàn khảo cổ đã nhìn thấy một thứ khiến tất cả sợ hãi, vội vàng bỏ chạy.

Theo 765 News, Trung Quốc là quốc gia sở hữu hàng loạt ngôi mộ cổ có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa. Các lăng mộ của tầng lớp quý tộc thời xưa không chỉ phô bày sự phú quý mà còn thể hiện rõ nét tín ngưỡng, phong tục từng giai đoạn lịch sử. Những công trình mai táng quy mô này phân bố ở nhiều nơi trên đất nước, đôi khi tình cờ được phát hiện trong quá trình xây dựng hoặc khai thác khoáng sản.

Trong một lần khai thác tại khu vực Nội Mông, một công nhân vô tình đào trúng một ngôi mộ cổ khi đang thi công. Ngay sau khi nhận được thông báo, đội khảo cổ lập tức có mặt để tiến hành khai quật. Tuy nhiên, khu mộ này lại ẩn chứa những mối nguy tiềm tàng, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và cẩn trọng.

Vô tình ‘đụng’ trúng mộ cổ khi đào đất, chuyên gia lập tức khai quật: Phát lộ chất lỏng ‘cực độc’ dưới tấm vải che hài cốt - ảnh 1
Mộ cổ tiềm ẩn nguy hiểm mà nếu không phát hiện kịp thời, có thể đe dọa tính mạng cả đoàn. Ảnh minh họa

Khi mở quan tài, các chuyên gia khảo cổ phát hiện hài cốt một người phụ nữ, gương mặt được phủ bằng một lớp vải đã cũ nát. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hiện trạng, họ đã dùng thiết bị X-quang quét qua trước khi vén tấm vải. Sau khi nhẹ nhàng vén lớp phủ, bất ngờ một chất lỏng có mùi kim loại rất nồng bỗng trào ra từ khu vực hài cốt.

Ngay lập tức, một chuyên gia trong nhóm hô to cảnh báo: “Nguy hiểm! Rút lui ngay!”. Một thành viên được trang bị đồ bảo hộ đặc biệt tiến lại gần để lấy mẫu chất lỏng. Kết quả phân tích cho thấy, chất đó chính là thủy ngân - một loại hóa chất cực kỳ độc hại đối với con người.

Thủy ngân là kim loại nặng có độc tính cao, có thể gây tử vong nếu hít phải hoặc tiếp xúc ở liều lượng lớn. Người bị nhiễm độc thủy ngân thường gặp phải các triệu chứng như viêm phổi cấp, ho nhiều, khó thở, đau tức ngực và sốt cao. Trong những trường hợp nặng hơn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ, co giật, nôn ói, viêm miệng và tổn thương đường ruột. Chính vì vậy, thủy ngân luôn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu tiếp xúc không đúng cách.

Vô tình ‘đụng’ trúng mộ cổ khi đào đất, chuyên gia lập tức khai quật: Phát lộ chất lỏng ‘cực độc’ dưới tấm vải che hài cốt - ảnh 2
Sau khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ phát hiện chất lỏng bí ẩn chảy đầy bên trong. Ảnh minh họa

Tuy mang độc tính cao, thủy ngân lại có những đặc tính đặc biệt như kháng khuẩn, khử trùng và cách nhiệt hiệu quả. Chính vì vậy, người xưa từng dùng thủy ngân để bảo quản thi thể, làm chậm quá trình phân hủy và đồng thời ngăn ngừa mộ phần bị xâm phạm hoặc phá hoại. Theo nhận định từ các nhà nghiên cứu, ngôi mộ cổ vừa được phát hiện tại khu vực Nội Mông nhiều khả năng là nơi an nghỉ của một công chúa thuộc triều đại nhà Liêu - triều đại do người Khiết Đan thành lập, tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 907 đến 1125.

Sự phát hiện này đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới khảo cổ, bởi việc tìm thấy một lăng mộ hoàng tộc thời nhà Liêu còn nguyên vẹn và được bảo tồn tốt như vậy là vô cùng hiếm hoi. Chất lỏng có mùi kim loại - được xác định là thủy ngân - chảy ra từ thi thể công chúa có thể chính là lớp bảo vệ đặc biệt, được sử dụng để ướp xác và ngăn chặn sự xâm nhập của độ ẩm, vi khuẩn cũng như những kẻ trộm mộ.

Vô tình ‘đụng’ trúng mộ cổ khi đào đất, chuyên gia lập tức khai quật: Phát lộ chất lỏng ‘cực độc’ dưới tấm vải che hài cốt - ảnh 3
Thủy ngân mang đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và cách nhiệt hiệu quả. Ảnh minh họa

Việc dùng thủy ngân để bảo quản thi thể từng khá phổ biến trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Một trong những trường hợp nổi bật nhất là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng - nơi được cho là chứa cả một “dòng sông thủy ngân” với khối lượng lên đến hàng trăm tấn, nhằm chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài. Chính nhờ đặc tính cực độc và khó tiếp cận, dòng thủy ngân này đã giúp ngăn chặn hiệu quả những kẻ có ý định đào trộm mộ trong suốt hàng thiên niên kỷ.

Dù công nghệ khai quật hiện đại đã đạt đến trình độ cao, các chuyên gia khảo cổ vẫn rất thận trọng và chưa tiến hành khai quật toàn diện lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguyên nhân chính là do lo ngại tác hại nghiêm trọng của thủy ngân với con người và môi trường. Điều này một lần nữa cho thấy vai trò đặc biệt của thủy ngân trong việc bảo vệ không chỉ thi thể mà còn những bí mật lịch sử được chôn giấu sâu trong lòng đất.

>> Đào ‘thủy mộ’ 2.500 năm, tìm thấy loạt cổ vật xác lập kỷ lục, công nghệ cao không thể can thiệp

Thi công tuyến đường sắt huyết mạch, tìm thấy mộ cổ 2.000 năm chứa ‘quốc bảo’ cùng loạt báu vật quý giá

Kho báu đầy vàng bạc gần 700 tỷ bắn tung tóe sau tiếng nổ lớn từ mộ cổ, chính quyền điều động quân đến ngăn người dân mất kiểm soát

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/vo-tinh-dung-trung-mo-co-khi-dao-dat-chuyen-gia-lap-tuc-khai-quat-phat-lo-chat-long-cuc-doc-duoi-tam-vai-che-hai-cot-139856.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vô tình ‘đụng’ trúng mộ cổ khi đào đất, chuyên gia lập tức khai quật: Phát lộ chất lỏng ‘cực độc’ dưới tấm vải che hài cốt
    POWERED BY ONECMS & INTECH