Thi công tuyến đường sắt huyết mạch, tìm thấy mộ cổ 2.000 năm chứa ‘quốc bảo’ cùng loạt báu vật quý giá
Ngôi mộ khiến giới khảo cổ sửng sốt bởi chứa đựng kho báu “khủng” với vô số cổ vật đắt giá.
Theo KK News, tại vùng Tân Cương (Trung Quốc), trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Nam Tân Cương - tuyến giao thông huyết mạch nối liền Turfan, Yuergou, Korla (Kurla) và Kashgar, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 2.000 năm. Sự kiện này không chỉ gây chú ý bởi độ cổ xưa mà còn bởi kho báu bên trong, trong đó nổi bật là bức tượng sư tử bằng vàng nặng tới một tấn, được ví như “quốc bảo ” vô giá của quốc gia.
Hé lộ loạt báu vật “độc nhất vô nhị”
Vào khoảng năm 1976, trong lúc công nhân thi công nhà ga Yuergou, họ vô tình phát hiện một quần thể mộ cổ trải dài với nhiều quy mô khác nhau. Các ngôi mộ này chứa nhiều di vật cổ như đồ gốm, đồ đồng… thuộc thời Xuân Thu Chiến Quốc đến thời đại nhà Tần và Hán.

Dù ban đầu các phát hiện chưa thực sự gây tiếng vang, nhưng ở những giai đoạn khai quật tiếp theo, khi các nhà khảo cổ tiếp tục mở rộng khu vực khai quật, hơn 80 ngôi mộ nữa dần hiện ra. Trong đó có một lăng mộ lớn được ví như “kho vàng” của thế giới cổ đại vì sự phong phú và hoành tráng của số lượng báu vật bên trong.
Ngôi mộ đặc biệt này sau đó được giới nghiên cứu đặt tên là “Lăng mộ vàng” bởi giá trị vàng bạc và hiện vật quý hiếm được tìm thấy quá mức ấn tượng. Mộ có kiến trúc thẳng đứng với chiều sâu hơn 7 mét, dài hơn 6,5m và rộng khoảng 4,2m. Các bức tường bên trong được xây dựng từ đá cuội, mang hơi hướng thô sơ nhưng đặc trưng cho văn hóa du mục cổ xưa.

Điều khiến mọi người sửng sốt là kho tàng bên trong gồm 8 tấm kim bài khắc hình hổ, 4 dây đai lưng làm từ vàng ròng, hàng trăm món đồ trang trí tinh xảo như hạt vàng và hoa vàng… Đặc biệt nhất là một tấm kim bài hình sư tử chạm khắc tinh vi, nặng đến một tấn. Đây được xem là báu vật độc nhất vô nhị, gây chấn động giới khảo cổ quốc tế.
Ngoài vàng bạc, ngôi mộ này còn chứa nhiều đồ sơn mài - minh chứng cho trình độ chế tác tinh xảo của người xưa trong thời kỳ Chiến Quốc đến thời Hán.
Tuy nhiên, điều khiến công chúng càng thêm tò mò là việc kết quả khai quật chưa được công bố rộng rãi. Nhiều người tin rằng bên trong "Lăng mộ vàng" vẫn còn những bí mật chưa từng được hé lộ.
Bí ẩn danh tính mỹ nhân trong lăng mộ nghìn năm
Lượng cổ vật khổng lồ trong “Lăng mộ vàng” đã khơi dậy sự tò mò tột độ từ giới khảo cổ lẫn công chúng về thân thế thật sự của người được an táng bên trong. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận định chủ nhân ngôi mộ có thể là một phụ nữ sống cách đây khoảng 2.135 năm. Bà được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp và mất khi mới chỉ khoảng 30 tuổi.


Điều kỳ lạ khiến giới chuyên gia chú ý là trên hộp sọ của người phụ nữ này có một lỗ khoan nhỏ. Các nhà khảo cổ nhận định rằng đây có thể là dấu tích của một kỹ thuật y học cổ xưa - phương pháp khoan hộp sọ để chữa đau đầu, từng được áp dụng bởi một số bộ tộc du mục Bắc Á cổ đại. Dù được cho là giúp giảm áp lực nội sọ, nhưng kỹ thuật này mang nhiều rủi ro và có thể đã khiến bà tử vong.
Theo các dấu vết khảo cổ, người phụ nữ này có thể thuộc tộc Cheshi hoặc Huns - những dân tộc có nguồn gốc từ vùng Turpan, nổi tiếng với tình yêu vàng bạc, nuôi chó săn và thẩm mỹ độc đáo. Tuy nhiên, họa tiết, hoa văn cùng phong cách các món đồ trong lăng lại có sự tương đồng rõ nét với văn hóa Xiongnu - một dân tộc lớn từng tồn tại trong khu vực vào thời kỳ sau.

Những điều bí ẩn xoay quanh “Lăng mộ vàng” và người phụ nữ quyền quý bên trong vẫn tiếp tục làm dấy lên sự quan tâm từ cả giới khảo cổ lẫn công chúng. Câu chuyện về bức tượng sư tử vàng nặng một tấn, kỹ thuật sơn mài thời chiến quốc, hay cái chết kỳ lạ của một mỹ nhân cổ đại… như những mảnh ghép chưa hoàn chỉnh của một bức tranh lịch sử rộng lớn.

Trong khi chờ đợi những nghiên cứu và công bố chính thức từ các nhà khoa học, “Lăng mộ vàng” tại Tân Cương vẫn là một trong những phát hiện khảo cổ gây sửng sốt nhất thế kỷ, vừa gợi lên vẻ đẹp huy hoàng của một thời đại, vừa để lại những dấu hỏi lịch sử chưa có lời giải đáp.
Tìm thấy ‘mỏ kho báu’ khổng lồ trữ lượng 20 triệu tấn ở độ sâu 300m
‘Kho báu’ 2.000 năm tuổi chứa 800 cổ vật bất ngờ lộ ra giữa đồng