Xe điện của Việt Nam “đòi” quy định về tiêu chuẩn chung tại các trạm sạc

14-11-2022 14:04|Linh Đan

Trước sự bùng nổ của xe điện trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó thì một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng với hạ tầng trạm sạc cho Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn đầu của lộ trình phát triển xe điện.

Hiện tại, xe điện nói chung và ô tô điện nói riêng mới chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ tại Việt Nam, song trước xu hướng chuyển dịch năng lượng của thế giới cùng với cam kết về mức phát thải ròng khí nhà kinh bằng 0 vào năm 2050, việc chuyển sang sử dụng xe điện thay cho xe chạy bằng xăng đã trở thành một hướng đi tất yếu mà Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. 

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với việc phát triển xe điện vào thời điểm hiện tại là vấn đề về cơ sở hạ tầng sạc và pin.

Trạm sạc là hạ tầng quan trọng nhất dành cho phương tiện cơ giới đường bộ chạy bằng điện, điều quan trọng là phải sớm có các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến phương tiện giao thông điện (bao gồm cả pin), cơ sở hạ tầng thiết bị dịch vụ (như trạm sạc) và vấn đề quản lý chất thải từ pin thải (tái chế, tái sử dụng và thải bỏ).

Vì sao cần có tiêu chuẩn chung cho hệ thống trạm sạc?

Thị trường sản phẩm xe điện đang được đánh giá là hấp dẫn khi góp phần giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Cam kết này là một bước ngoặt lịch sử trong chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam.

30-1636703376-khi-thai-o-to.jpg

Để hiện thực hóa cam kết này, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam phải giải quyết nhiều thách thức, trong đó có việc thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế, hướng đến đầu tư và sử dụng công nghệ xanh trong mọi lĩnh vực.

Trong đó xu hướng phát triển giao thông xanh, giao thông thông minh là hướng đi đúng đắn để tạo ra sự bền vững. Việc phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cũng từng bước góp phần hướng đến cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Với chủ trương thúc đẩy sử dụng các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, thị trường sản phẩm xe điện đang được đánh giá là hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nhà ở của người dân, giải quyết bài toán về quỹ đất đô thị, các dự án chung cư đang được đẩy mạnh đầu tư tại nhiều thành phố lớn. Việc lắp đặt trạm sạc xe điện không chỉ hoàn thiện chuỗi tiện ích mà còn là cầu nối, góp phần hình thành cộng đồng sống “xanh”.

Trên thực tế việc chuyển đổi từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng phương tiện điện là xu hướng chung trên toàn thế giới. Mặc dù Việt Nam là quốc gia đi sau song tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Tuy nhiên, so với tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện chạy bằng xăng, dầu, nhóm người dân sử dụng các phương tiện xanh còn rất thấp. Hiện tại các phương tiện sử dụng điện chỉ chiếm khoảng 2-3% dự án và đa số là xe máy điện và xe đạp điện, còn xe hơi chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

1-1621205710073325640072.jpg

Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất xe gắn máy, ô tô đã cho ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường chạy bằng nhiên liệu điện và nhận được sự đón nhận của người dân, từng bước xây dựng thói quen sử dụng phương tiện giao thông xanh tại nhiều tỉnh, thành.

Các chuyên gia cũng đánh giá, ngoài các tiêu chuẩn đặc thù của hãng, Chính phủ cũng cần nghiên cứu, bàn bạc để lựa chọn ra những quy chuẩn không chỉ liên quan đến phương tiện và còn cả trạm sạc, đầu sạc, nguồn điện... Đây không chỉ là việc của các bộ, ngành mà còn là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện.

Quy chuẩn lắp đặt trạm sạc tại Việt Nam đang dần hoàn thiện

Mặc dù đã có những cố gắng nỗ lực của các bộ, ngành trong thời gian qua khi một số tiêu chuẩn quốc gia về xe điện đã được xây dựng và công bố, song có thể thấy số lượng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) và hệ thống quy chuẩn quốc gia (QCVN) đối với xe điện vẫn còn thiếu và rõ ràng là chưa đồng bộ so với hệ thống tiêu chuẩn đang lưu hành trên thế giới về xe điện.

Điều này đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng, cập nhật bổ sung thêm trên cơ sở mức độ hài hòa lớn hơn đối với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Việc cập nhật, bổ sung này cũng sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, lắp ráp xe điện tại Việt Nam.

19-091035.jpg

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN), hiện nay nước ta đang có hơn 13.500 TCVN và có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt hơn 60%.

Tại thời điểm năm 2021, có 39 TCVN áp dụng cho xe điện nhưng số lượng các TCVN hiện nay mới chỉ đảm bảo một phần yêu cầu cho xe điện và các bộ phận chính như: động cơ, ắc quy, pin của xe điện nói chung mà chưa đảm bảo được các yêu cầu phát sinh hay những thay đổi lớn trong thời gian gần đây như các tiêu chuẩn mới liên quan đến cuộc cách mạng về pin, về thời gian sạc, hay về các hệ thống điều khiển trong xe điện.

Các TCVN cũng chưa có những nội dung cụ thể như: yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện đối với hệ thống sạc nhanh; yêu cầu về an toàn khi vận chuyển, thay thế pin/ắc quy của xe điện; yêu cầu về tái chế đối với ắc quy, pin sau một thời gian sử dụng; yêu cầu và đặc tính của thiết bị nạp tự động;... Hệ thống QCVN chưa có quy chuẩn kỹ thuật và an toàn cụ thể nào về tiêu chuẩn của thiết bị và hệ thống trạm sạc cũng như các yêu cầu an toàn trong quá trình sạc.

Tại thị trường Việt Nam, hiện đã có nhiều hãng xe giới thiệu các mẫu xe điện mới. Tuy nhiên rất cả mới chỉ dừng ở mức “thăm dò”, hoặc có bán ra thì cũng có số lượng rất ít, chỉ có lắp đặt sạc theo xe tại nhà cho khách hàng. Các hãng đều chưa quan tâm đến vấn đề phát triển hạ tầng trạm sạc phục vụ cho xe điện của mình tại Việt Nam.

Đầu tư mạnh tay mới chỉ có VinFast là đơn vị duy nhất đầu tư trong việc phát triển hạ tầng trạm sạc trên cả nước. Mục tiêu của VinFast là xây dựng 150.000 cổng sạc với 3.000 trạm sạc trong toàn quốc để đảm bảo việc lưu thông của xe điện, tại các tỉnh phía Bắc dự kiến sẽ xây dựng khoảng 200 trạm với các trụ sạc được đầu tư có công suất 60kW, 150kW và 300kW. 

images1685984_4m_2.jpg

Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống cơ sở vật chất hiện nay liên quan đến hạ tầng trạm sạc của Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển của xe điện.

Việt Nam đang thiếu các bãi đậu xe có lắp trạm sạc, trạm sạc bố trí trên các tuyến đường tỉnh lộ. Nhất là bổ sung trạm sạc cho các bãi đậu xe hiện tại. Chưa kể bài toán xây dựng mạng lưới trạm sạc cho các tuyến đi từ thành phố này sang thành phố khác cần một quãng đường rất dài di chuyển. Nếu không có trạm sạc thì rõ ràng là người tiêu dùng khó có thể tìm mua và sử dụng xe điện.

Từ bây giờ, Việt Nam chính thức có thêm 2 thành phố được mở rộng và ‘lên hạng’

Mẫu xe 900 triệu Xuân Son được 'đại gia' Geleximco tặng đầu tiên ở Việt Nam: Có thể chạy 1.200km chỉ với 1 bình xăng, 'hàng độc' trong phân khúc C-SUV

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Xe điện của Việt Nam “đòi” quy định về tiêu chuẩn chung tại các trạm sạc
    POWERED BY ONECMS & INTECH