Suốt cả năm 2023, đồng yên phải chịu nhiều sức ép giảm giá. Nguyên nhân lớn nhất là do chênh lệch quá lớn giữa lãi suất của 2 nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ.
Sau khi lập đáy mới của năm 2023, đồng yên Nhật  đã nhanh chóng bật tăng trở lại. Diễn biến này làm dấy lên đồn đoán trong giới phân tích rằng đó là kết quả của việc các trader thay đổi vị thế trên thị trường quyền chọn thay vì NHTW Nhật Bản (BoJ) đã can thiệp  vào thị trường.
Đêm qua, có lúc yên rơi xuống 151,91 yên đổi 1 USD, thấp nhất kể từ tháng 10/2022. Sau đó đồng tiền này nhanh chóng hồi phục và quay trở lại mức 151,21 yên đổi 1 USD nhưng lại tiếp tục đảo chiều một lần nữa. Kết quả là hiện yên Nhật đang được giao dịch ở mức 151,72 yên đổi 1 USD, tức giảm 13% kể từ đầu năm đến nay và diễn biến tệ nhất trong số 10 đồng tiền lớn nhất thế giới.
Nếu vượt ngưỡng 151,94 thì đồng nội tệ của Nhật Bản sẽ rơi xuống mức chưa từng thấy kể từ tháng 7/1990, lập đáy thấp nhất 33 năm.
Theo Marc Chandler, chiến lược gia trưởng tại Bannockburn Global, có lẽ thị trường đã tự điều chỉnh với nỗi sợ BoJ sẽ can thiệp. Hôm qua Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki khẳng định các nhà hoạch định chính sách sẽ có chính sách cần thiết để đối phó nếu đồng yên bất ngờ biến động bất thường.
Hôm qua cũng là ngày đáo hạn số hợp đồng quyền chọn có giá trị khoảng 1,25 tỷ USD. Điều đó sẽ khiến tỷ giá biến động.
Hồi đầu tháng 10, yên Nhật cũng có 1 đợt biến động tương tự và làm dấy lên cuộc tranh luận liệu có phải BoJ đã can thiệp để bảo vệ đồng nội tệ.
Suốt cả năm 2023, đồng yên phải chịu nhiều sức ép giảm giá. Nguyên nhân lớn nhất là do chênh lệch quá lớn giữa lãi suất của 2 nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ. Trong khi BoJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ thì Fed lại tăng lãi suất mạnh nhất 22 năm. Hôm 31/10, BoJ sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu nhưng Nhật Bản vẫn đang kiên trì theo đuổi chính sách lãi suất âm.
Yên Nhật liên tục giảm giá so với USD kể từ đầu năm đến nay. Nguồn: Bloomberg. |
Mặt khác, đà suy yếu của đồng yên từ đầu năm đến nay đã giúp BoJ đạt được mục tiêu lạm phát trên 2% kể từ tháng 4/2022. Điều này thôi thúc các nhà hoạch định chính sách phải bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá là hoạt động carry trade. Vì tỷ giá biến động không nhiều, nhà đầu tư ưa thích chiến lược đi vay bằng đồng tiền có lãi suất thấp (đồng yên) rồi sau đó thu lại lợi nhuận từ việc mua vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn (như USD). Là chiến lược phổ biến trên thị trường FX, carry trade càng gây thêm nhiều áp lực lên đồng yên.
>> Fed giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, để ngỏ khả năng tăng thêm 1 lần nữa 
Những biến động của đồng Yên Nhật tác động gì tới các nền kinh tế ASEAN+3? 
Gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ yên mà Nhật Bản sắp thông qua có những gì?