Bánh chưng để lâu bị mốc một góc có ăn tiếp được không?

15-02-2024 07:30|Nhật Linh

Nhiều gia đình có thói quen cắt bỏ phần mốc ở bánh chưng và sử dụng phần còn lại.

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, dịp Tết, các gia đình gói bánh chưng số lượng nhiều, để trong thời gian dài bánh sẽ dễ bị mốc ở phần góc cạnh, không lan rộng ra cả bánh.

Nhiều gia đình có thói quen cắt bỏ phần mốc ở bánh chưng và sử dụng phần còn lại. Thực tế các chuyên gia đều khuyến cáo tốt nhất không nên ăn thực phẩm đã bị mốc vì sẽ sinh ra độc tố. Nấm mốc xuất hiện ở một góc bánh, nhưng một số chủng nấm mốc khả năng lên men làm bánh bị chua.

Các chuyên gia đều khuyến cáo tốt nhất không nên ăn thực phẩm đã bị mốc vì sẽ sinh ra độc tố

(TyGiaMoi.com) - Các chuyên gia đều khuyến cáo tốt nhất không nên ăn thực phẩm đã bị mốc vì sẽ sinh ra độc tố

Nhiều người nghĩ rằng bánh chưng mốc chỗ nào thì cắt chỗ đó và vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên theo TS-BS Trương Hồng Sơn, với loại thực phẩm có tính mao mạch dẫn như hoa quả, bánh chưng thì khi có một phần bị hỏng thì các mao mạch đã dẫn vi khuẩn sang phần lành khác, do vậy dù cắt phần hỏng nhưng thực ra phần lành cũng đã bị nhiễm nấm mốc.

Do vậy, với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi bánh chưng có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh đi

(TyGiaMoi.com) - Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi bánh chưng có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh đi

Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Nếu ăn bánh chưng bị thiu, chua, mốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm, khi bánh chưng có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh đi.

Với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc

(TyGiaMoi.com) - Với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc

Bảo quản bánh chưng để tránh bị mốc, ôi thiu

Để bảo quản bánh chưng tránh bị mốc và ôi thiu, chúng ta cần chú ý sau khi mua bánh về nếu để bánh bên ngoài cần cất bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió tránh cho bánh bị ẩm mốc.

Ngoài ra, hiện nay phương pháp hút chân không để bảo quản bánh chưng cũng rất phổ biến, phương pháp này không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo quản bánh chưng là bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh chưng khi để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt.

Với bảo quản bằng hút chân không bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 15-20 ngày.

Nếu không kịp tiêu thụ lượng bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

>> Chuyên gia cảnh báo sai lầm khi bảo quản thức ăn dịp Tết dễ gây ngộ độc mà nhiều người mắc phải

Bánh chưng là món truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng những nhóm người này không nên ăn

Cách ăn bánh chưng không lo tích mỡ, không làm đường huyết tăng cao

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/banh-chung-de-lau-bi-moc-mot-goc-co-an-tiep-duoc-khong-d116208.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bánh chưng để lâu bị mốc một góc có ăn tiếp được không?
    POWERED BY ONECMS & INTECH