Cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam: Niềm tự hào kiến trúc cánh buồm lập kỷ lục gối trụ lớn nhất thế giới
Vươn mình kiêu hãnh như cánh buồm căng gió trên sông, cây cầu trở thành biểu tượng giao thông, văn hóa và khát vọng vươn xa của thành phố biển miền Trung.
Cầu Trần Thị Lý tại thành phố Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng bởi thiết kế hình cánh buồm độc đáo mà còn nổi bật với gối trụ có khả năng chịu tải lên đến 25.000 tấn – được xem là loại lớn nhất thế giới hiện nay. Công trình là kết tinh giữa kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật kiến trúc , đồng thời mang đậm dấu ấn văn hóa, góp phần tô điểm cho diện mạo đô thị sông Hàn.

Cầu Trần Thị Lý ở Đà Nẵng vốn là cầu đường sắt được người Pháp xây dựng vào năm 1950 với tên ban đầu là De Lattre de Tassigny. Đến năm 1955, tất cả các đường phố mang tên Pháp ở Đà Nẵng đều được đổi thành tên thuần Việt. Vì vậy, cây cầu duy nhất bắc qua sông Hàn Đà Nẵng này cũng được đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Sau năm 1975, cầu Trịnh Minh Thế được đổi tên thành cầu Trần Thị Lý
Vào tháng 4/2019, Đà Nẵng đã khởi công xây dựng lại cầu tại vị trí song song với cầu Nguyễn Văn Trỗi huyền thoại và đặt theo tên nhà hoạt động cách mạng kiên cường Trần Thị Lý.

Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2009 và khánh thành vào ngày 29/3/2013, cầu Trần Thị Lý do Công ty WSP Finland (Phần Lan) thiết kế. Cầu dài 731m, rộng 34,5m với 6 làn xe cơ giới. Tháp trụ cao 145m, nghiêng 12 độ về phía Tây, trông giống như một cánh buồm lớn đang căng mình vươn ra khơi.
Điểm đặc biệt nhất trong kết cấu là hệ gối trụ hình chỏm cầu khổng lồ, được thiết kế với tải trọng khai thác lên đến 25.000 tấn. Cấu trúc gối trụ này giúp giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu và vẫn đảm bảo khả năng chịu lực cho toàn bộ khối trụ nghiêng khổng lồ.

Kể từ khi đi vào hoạt động, cầu Trần Thị Lý đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Nẵng. Cầu Trần Thị Lý không chỉ là công trình giao thông đơn thuần mà đã trở thành biểu tượng kiến trúc mang tính biểu trưng cho khát vọng vươn xa của thành phố Đà Nẵng. Không chỉ đẹp về hình thức, cây cầu còn là minh chứng cho trình độ thi công tiên tiến và đánh dấu là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam.

Cầu Trần Thị Lý còn đặc biệt ở hầm chui được ví như một giếng trời giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Hầm chui này nằm ở nút giao thông phía Tây của cầu Trần Thị Lý và được thiết kế thành 3 tầng. Với tổng chiều dài lên đến 903m, đây được xem là hầm chui dài nhất thành phố. Tổng chi phí đầu tư cho việc xây dựng hầm này tốn khoảng 723 tỷ đồng.
Điểm nhấn lớn nhất của khu vực hầm chui này chính là các ô thoáng lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, tạo ra hiệu ứng ánh sáng độc đáo và là nơi chụp ảnh rất đẹp mắt.
Từ trên cầu vượt Trần Thị Lý Đà Nẵng, du khách có thể thưởng lãm trọn vẹn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hàn với đôi bờ nhộn nhịp. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để bạn có thể chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đặc sắc khác của thành phố như: cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Tình Yêu.
>> Quốc gia Nam Á ghi kỷ lục mới với siêu cầu vượt sông, có thể nâng thẳng đứng 17m chỉ trong 5 phút