Chỉ 2 tháng nữa, đô thị đặc biệt duy nhất của Việt Nam không thuộc diện sáp nhập dự kiến xóa tên 30 đơn vị hành chính cấp huyện khỏi bản đồ hành chính
Dự kiến từ 1/7 tới đây, Việt Nam sẽ xóa bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó chỉ riêng TP. Hà Nội đã có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện nhiều nhất trên cả nước.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đã quy định giải thể đơn vị hành chính cấp huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh/TP thuộc TP trực thuộc Trung ương/thị xã/thị trấn từ ngày 1/7.
Như vậy, theo dự thảo, HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 51 của dự Luật này.
>> Tỉnh duy nhất tại Việt Nam 135 năm chưa từng thay tên sắp bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính

Cả nước hiện nay có 696 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó bao gồm TP thuộc Trung ương gồm TP. Thủ Đức và TP. Thủy Nguyên, 85 thành phố thuộc tỉnh, 52 thị xã, 49 quận và 508 huyện.
Trong đó Hà Nội đang là TP có nhiều cấp huyện nhất cả nước với 30 đơn vị, trong đó gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.

Việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là góp phần phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho các tỉnh/thành mới và phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế cũng như cực tăng trưởng.
Theo quyết định của Chính phủ, việc sắp xếp đơn vị hành chính dựa trên nguyên tắc ưu tiên các đơn vị miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Bộ Nội vụ đã hoàn tất tờ trình và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.
Theo đề xuất trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên hiện trạng, trong đó có 2 TP trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội và TP. Huế.
Cụ thể, 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Như vậy, Hà Nội là TP trực thuộc Trung ương lớn thứ 2 của Việt Nam và cũng là đô thị đặc biệt duy nhất trên cả nước dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
>> Đô thị đặc biệt của Việt Nam đề xuất cấp xã được giao đất và cấp sổ hồng lần đầu cho cá nhân
Tỉnh duy nhất tại Việt Nam 135 năm chưa từng thay tên sắp bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính
Sau khi xóa bỏ cấp huyện, người dân cần đến đâu để xử lý hồ sơ về đất đai?