Chợ Việt Nam sẽ có hình thức mới, ngày càng văn minh, hiện đại, toàn cầu hoá
Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Lâu nay, chợ không chỉ là nơi hàng hóa được lưu thông mà còn trở thành một nét văn hoá của người Việt. Nơi người dưới xuôi, người miền ngược có thể tiếp xúc giao lưu, phát triển kinh tế, cả dân tộc cùng giao hòa với nhau.
Dẫn tin từ tạp chí PetroTimes, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 8.318 chợ, trong đó khoảng 83% là chợ hạng 3, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Chợ nông thôn chiếm khoảng 73%.
Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Theo Nghị định mới, cùng với các mô hình chợ hoạt động theo mô hình truyền thống như chợ đầu mối , chợ dân, chợ tạm, chợ nông thôn, sẽ có các hình thức chợ mới như: Điểm kinh doanh tự phát và chợ cộng đồng. Theo đó, mô hình chợ cộng đồng hoạt động theo hình thức là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh hàng hóa thông dụng thiết yếu được cấp có thẩm quyền cho phép, phục vụ cộng đồng dân cư sở tại.
Với mô hình chợ đêm, nghị định mới cũng quy định đây là chợ được tổ chức tại khu vực, địa điểm được dành cho phát triển kinh tế đêm của địa phương, hoạt động trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Các chợ cũng sẽ được phân loại thành ba loại hình: Chợ hạng 1, chợ hạng 2 và chợ hạng 3 tùy theo diện tích và quy mô các điểm kinh doanh cũng như việc đầu tư xây dựng kiên cố, hay bán kiên cố. Các chợ cũng được phân loại theo vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các nhà đầu tư triển khai.
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho biết, nghị định mới đã bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ, đưa ra các quy định về việc công khai thông tin niêm yết và lấy ý kiến của các bên liên quan khi di dời, xây dựng lại, xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; duy trì chợ tạm...
Đồng thời cũng làm rõ chợ được quản lý bởi doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ hoặc đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng  chợ đối với tài sản do Nhà nước đầu tư… thay vì ban quản lý như trước đây. Nghị định cũng cắt giảm nhiều thủ tục hành chính đối với quy định liên quan đến nội quy chợ, quản lý điểm kinh doanh tại chợ...
>> ‘Trùm’ cảng lớn nhất miền Bắc quyết chi 900 tỷ đồng để xây đường nối ra đảo Vũ Yên 
Tỉnh có mức sống đắt nhất Việt Nam bố trí tái định cư cho các hộ dân vùng gặp sự cố sạt lở 
Dự án đặc biệt của Quân đội Việt Nam tại Thủ đô cận kề ngày 'cán đích'