Đến hết năm nay, người thuộc 3 trường hợp này phải đi cấp đổi lại BHYT, chần chừ chỉ thêm thiệt thòi!
Nếu thuộc 3 trường hợp này, người dân cần nhanh chóng thực hiện cấp đổi thẻ BHYT trước ngày 31/12/2025 để tránh mất quyền lợi.
BHYT  là chương trình bảo hiểm mang tính cộng đồng, hỗ trợ người tham gia chi trả chi phí khám bệnh, điều trị, thuốc men khi gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn hoặc đau ốm. Việc sở hữu thẻ BHYT đúng quy định giúp người dân hưởng đầy đủ quyền lợi , giảm bớt gánh nặng tài chính khi cần chăm sóc y tế. Do đó, việc cập nhật thông tin và đảm bảo thẻ hợp lệ là điều vô cùng cần thiết.
Những trường hợp cần đổi lại thẻ BHYT trong năm 2025
Theo quy định tại Điều 19 Luật BHYT, những trường hợp sau đây cần thực hiện cấp đổi  lại thẻ BHYT:
Những trường hợp thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng cần phải cấp đổi lại thẻ thẻ BHYT;
Trường hợp người tham gia BHYT có sự thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì cần xin cấp đổi lại thẻ BHYT;
Trường hợp người tham gia BHYT có thông tin ghi trong thẻ không đúng thì cần xin đổi lại thẻ BHYT;
Đối với những trường hợp này, sau khi đổi thẻ BHYT mới, người tham gia có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh BHYT và hưởng những chính sách về BHYT theo quy định.

Lưu ý, khi đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:
Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT;
Thẻ BHYT cần đổi;
Trong thời hạn làm việc 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tổ chức BHYT phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn có được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.
Lưu ý, có 3 trường hợp thẻ BHYT "vô giá trị"
Dù sở hữu thẻ BHYT nhưng nếu rơi vào một trong 3 trường hợp sau, thẻ sẽ không còn giá trị, đồng nghĩa với việc không thể sử dụng khi khám chữa bệnh:
1. Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia vào thời điểm đóng BHYT.
2. Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.
3. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT và đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.

Nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để có thể được giải quyết các quyền lợi BHYT theo quy định. Người dân có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Vậy, làm thế nào để cấp đổi lại BHYT trong năm 2025?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, khoản 32 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định thủ tục đổi thẻ BHYT năm 2025 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Thành phần hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại các địa điểm được nêu ở mục trên: UBND cấp xã, cơ quan BHXH tỉnh/huyện, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường.
Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.
Trường hợp tham gia BHYT để cấp mới thẻ BHYT phải đóng tiền BHYT theo mức của đối tượng tham gia.
Theo điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 thì trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT sẽ không mất phí.
Thời gian giải quyết:
Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận thẻ BHYT
Người dân nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ.
>> Mức hưởng BHYT tăng, người dân cần lưu ý những ký hiệu gì trên thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi?