Xã hội

Đi bộ giúp giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ nhưng mắc 6 lỗi này thì càng đi cơ thể càng yếu

Thái Hà 14/11/2024 19:06

Nhiều người vẫn vô tình mắc sai lầm khi đi bộ, vì thế mà phá hỏng mục tiêu tập luyện và tăng nguy cơ chấn thương...

Hầu hết chúng ta đều sẽ đạt được nhiều lợi ích sức khỏe nếu đi bộ nhiều hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, đi bộ, chạy bộ chưa đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại, thậm chí sẽ rút ngắn tuổi thọ, mắc các bệnh về cơ xương khớp, tim mạch.

Theo Trường Y Harvard, với hầu hết chúng ta, việc đi bộ diễn ra một cách tự nhiên đến nỗi chúng ta thậm chí có thể không nghĩ đến kỹ thuật đi bộ thích hợp. Nhưng một dáng đi không đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả chứng cứng cổ.

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần tránh khi đi bộ khiến bạn không đạt hiệu quả mong muốn và làm tăng nguy cơ chấn thương:

Mang giày sai cách khi đi bộ

Đi bộ giúp giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ nhưng mắc 6 lỗi này thì càng đi cơ thể càng yếu - ảnh 1
Thay vì tận dụng các đôi giày không phù hợp, bạn nên đầu tư một đôi giày đi bộ chuyên dụng, êm ái, thoải mái để bảo vệ xương, khớp và đầu gối. Ảnh: Internet

Một trong những sai lầm lớn nhất khi đi bộ là mang giày không phù hợp. Những đôi giày không vừa vặn hoặc không hỗ trợ đủ có thể gây khó chịu, phồng rộp và thậm chí dẫn đến các chấn thương như viêm cân gan chân. Đôi giày bị mòn hay thiếu đệm cũng không cung cấp khả năng giảm sốc cần thiết, gây áp lực lên bàn chân, mắt cá chân và đầu gối.

Vì thế, bạn hãy chọn giày đi bộ có đệm tốt, hỗ trợ vòm chân và đế linh hoạt để chuyển động tự nhiên. Thay giày thường xuyên vì giày cũ có thể mất độ đàn hồi và khả năng hỗ trợ.

Không quan tâm tới trang phục

Nhiều người có thói quen đi bộ nhưng lại không quan tâm tới trang phục. Điều này khiến họ không đạt được kết quả như mong muốn dù đi bộ thường xuyên. Khi đi bộ, chúng ta nên mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái và có khả năng thấm hút tốt để thấm mồ hôi. Ngược lại, những mẫu trang phục thùng thình, bó sát là thứ bạn không nên trưng dụng khi đi bộ.

Cường độ tập luyện không hợp lý

Không phải đi bộ càng nhiều thì càng tốt. Thời gian và tần suất đi bộ nên phù hợp với sức khỏe và độ tuổi của mỗi người. Những người cao tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe nên hạn chế đi bộ thời gian dài, nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn.

Bạn hãy lắng nghe cơ thể, chọn cường độ tập luyện vừa phải, đừng cố gắng ép mình vượt quá sức chịu đựng để tránh rủi ro về sức khỏe.

Tập ngay sau khi ăn

Thời điểm tập thể dục cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ tới kết quả. Chúng ta nên đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối nhưng không nên tập từ sáng sớm hay tối muộn mới bắt đầu tập.

Không chỉ vậy, nhiều người còn có thói quen tai hại là đi bộ ngay sau khi ăn xong. Đây là sai lầm khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không ít người lại đi bộ lúc đói, cơ thể chưa được nạp chất dinh dưỡng. Lúc này, họ dễ gặp tình trạng ngất xỉu do hoạt động quá sức.

Đi không đúng

Đi bộ giúp giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ nhưng mắc 6 lỗi này thì càng đi cơ thể càng yếu - ảnh 2
Một sai lầm tai hại mà nhiều người mắc phải chính là cách đi không đúng. Ảnh: Brightside

Nhiều người có thói quen đi ngả ra phía sau, không vung tay hoặc đi từng bước quá ngắn. Những thói quen này đều khiến hiệu quả của việc đi bộ giảm sút, thậm chí không mang lại lợi ích gì.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta nên giữ vai thẳng khi đi bộ, không khom lưng, không cúi người ra phía trước hoặc ngả ra sau, giữ tư thế thoải mái nhất có thể. Bên cạnh đó, ta cần duy trì thói quen mắt nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ, tránh ngó nghiêng quá nhiều.

Nếu như bạn gặp những dấu hiệu bất thường khi đi bộ như buồn nôn, chóng mặt, khó thở, đau ngực… thì nên dừng lại theo dõi sức khỏe rồi mới tiếp tục.

Bỏ qua bước khởi động và hạ nhiệt khi đi bộ

Đi bộ giúp giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ nhưng mắc 6 lỗi này thì càng đi cơ thể càng yếu - ảnh 3
Bỏ qua các bài tập khởi động và thả lỏng trước và sau khi đi bộ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và kéo dài thời gian hồi phục. Ảnh: Irace

Việc không chuẩn bị cho cơ và khớp hoạt động có thể dẫn đến cứng khớp và giảm tính linh hoạt, đồng thời không làm mát cơ thể đúng cách có thể dẫn đến đau nhức và căng cơ.

Trước khi bắt đầu đi bộ, hãy thực hiện thói quen khởi động ngắn bao gồm các động tác giãn cơ và chuyển động để tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và chuẩn bị cho cơ thể bạn tập thể dục. Tập trung vào việc vận động các khớp quan trọng như mắt cá chân, đầu gối, hông và vai, đồng thời kết hợp các hoạt động tim mạch nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc chạy tại chỗ.

Sau khi hoàn thành việc đi bộ, hãy dành thời gian để hạ nhiệt với các động tác giãn cơ tĩnh nhắm vào các nhóm cơ chính, giữ mỗi động tác trong 15-30 giây để phát huy tính linh hoạt và giảm căng cơ. Hydrat đầy đủ và bổ sung chất điện giải bị mất để hỗ trợ phục hồi và giảm thiểu mệt mỏi sau khi tập thể dục.

>> Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ thêm 15-20 năm?

Cần đi bộ bao lâu để sống lâu hơn và giảm bệnh tật?

'Đảo ngọc lọt top đẹp nhất thế giới' của Việt Nam dự kiến xây quảng trường, có đường đi bộ dài hơn 1km dọc theo bờ biển, kỳ vọng chuyển mình thành trung tâm du lịch mới

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/di-bo-giup-giam-benh-tat-tang-tuoi-tho-nhung-mac-6-loi-nay-thi-cang-di-co-the-cang-yeu-130328.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Đi bộ giúp giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ nhưng mắc 6 lỗi này thì càng đi cơ thể càng yếu
    POWERED BY ONECMS & INTECH