Doanh nghiệp

Điểm tin doanh nghiệp tuần qua: Novaland, R&H, BNP Global, "cuộc chiến"... là những tiêu điểm

Hồ Nga 12/08/2023 07:02

Tuần qua doanh nghiệp có rất nhiều tin tức thú vị, đặc biệt có những tin liên quan, kéo dài, xuyên suốt cả tuần.

Hoa Lư và Vietur tại sân bay Long Thành: ACV công bố thông tin trong các liên danh tham gia đấu thầu gói 5.10 sân bay Long Thành, chỉ có liên danh Vietur đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật. Ngay lập tức liên danh Hoa Lư lên tiếng, gửi đơn khiếu nại lên các cấp, cho rằng mình hoàn toàn đủ năng lực. Đồng thời với đó là việc đưa ra bằng chứng liên quan đến năng lực và những sai phạm của nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ - doanh nghiệp đứng đầu liên danh Vietur.

Câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết, song ACV khẳng định sẽ khởi công nhà ga sân bay Long Thành đúng kế hoạch.

Tập đoàn R&H: Một tập đoàn đa ngành nghề vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022, trong đó cho thấy tình hình kinh doanh bết bát, nợ nần chồng chất. Tập đoàn R&H đang nợ trái phiếu 7.500 tỷ đồng, tăng 3.200 tỷ đồng so với đầu năm. Năm 2022 lỗ 380 tỷ đồng… Tập đoàn R&H gây bất ngờ khi năm 2021 phát hành tổng cộng 7 lô trái phiếu trị giá 8.100 tỷ đồng, tài sản đảm bảo lại dùng cổ phần của doanh nghiệp khác, cùng với đó là quyền sử dụng đất tại các dự án. Đáng chú ý, bản thân doanh nghiệp được R&H mang 100% cổ phần đi thế chấp, lại cũng mang các quyền tài sản phát sinh tại dự án đi thế chấp…

Câu chuyện thế chấp chồng thế chấp cũng đang là vấn đề nhức nhối khi hàng loạt các lô trái phiếu quá hạn được công bố, trái chủ như ngồi trên đống lửa chờ giải quyết.

BNP Global:Doanh nghiệp nợ trái phiếu 2.600 tỷ đồng, từng do thiếu gia nhà Novaland – ông Bùi Cao Nhật Quân làm Chủ tịch, có nhiều diễn biến mới trong tuần. Mới nhất, 58,7 triệu cổ phiếu SGB làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng đã chính thức được bán ra, giải quyết món nợ cho trái chủ. Chuyện còn lại là 2.100 tỷ đồng trái phiếu còn lại, có rất ít trái chủ đồng ý chuyển đổi sang tài sản khác. Hơn 1.900 tỷ đồng nợ còn lại vẫn đang trên bàn đàm phán – đã từng có ý định đưa hơn 53 triệu cổ phiếu NVL làm tài sản đảm bảo ra bán. Tuy vậy cổ phiếu NVL giảm, tài sản đảm bảo có đủ trả? Lô trái phiếu này của BNP Gloal vẫn chưa có kết thúc.

Novaland:Tuần qua, Novaland là doanh nghiệp được nhắc tới nhiều nhất. Những động thái tích cực từ Chính phủ, các bộ ban ngành về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, dự án bất động sản liên tục được công bố. Dự án đình đám Aqua City của Novaland có “bước tiến” mới khi 2 căn nhà thấp tầng tại dự án đã được phép bán. Nhà đầu tư dự án vẫn phải tiếp tục chờ. Tuy vậy, những dự án khác của Novaland cũng đang đón nhận thêm những tin vui.

Những chúa chổm trên sàn chứng khoán: Thống kê cho thấy 20 doanh nghiệp đi vay nợ nhiều nhất trên sàn chứng khoán, đã vay tổng cộng hơn 676.000 tỷ đồng. Song một câu chuyện đặt ra, liệu vay nhiều có phải là không tốt? – câu trả lời là không phải.

Một câu hỏi khác đặt ra: liệu nhiều tiền đã là tốt? thực tế của những doanh nghiệp trên sàn vẫn là câu trả lời – chưa chắc. Bên cạnh câu chuyện của người vay, câu chuyện của chủ nợ cũng rất thú vị - chủ nợ của món tiền vay khổng lồ này là ai?

Lộ diện doanh nghiệp lỗ lớn nhất: Nửa đầu năm 2023 có đến hơn chục doanh nghiệp báo lỗ với con số khủng hơn 200 tỷ đồng. Doanh nghiệp lỗ lớn nhất lộ diện với số lố 1.331 tỷ đồng - bằng số lỗ của 2 doanh nghiệp kế tiếp cộng lại. Đứng thứ 2 và thứ 3 trong danh sách những doanh nghiệp lỗ lớn nhất nửa đầu năm là Viettel Global (VGI) và Novaland (NVL).

Nguyễn Cao Trí: Diễn biến bất ngờ nhất vụ ông Nguyễn Cao Trí là thông tin đã bị bắt. Mới đây, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Trung tướng Tô Ân Xô đã cung cấp thông tin, cho biết ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh, đã bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 15/1/2023 liên quan tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ông Nguyễn Cao Trí liên quan vụ chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan sau khi cơ quan công an điều tra vụ Vạn Thịnh Phát. Việc ông Trí bị bắt từ đầu năm đã lý giải được những bí ẩn quanh việc “mất liên lạc” với vị đại gia này trước đó.

Vụ doanh nghiệp bị lừa ở Dubai: Câu chuyện vẫn đang diễn biến, mới đây thông tin cho biết, Liên quan đến việc các doanh nghiệp Việt Nam bị nghi lừa nửa triệu USD khi xuất khẩu hạt điều và hồ tiêu, ngân hàng phía bên mua tại UAE rà soát quy trình và phát hiện bên trong có dấu hiện của sự liên kết lừa đảo nên đang điều tra nội bộ.

EVN:Tập đoàn điện lực Việt Nam tuần qua cũng có không ít tin tức, đặc biệt là kết luận thanh tra về cung ứng điện được công bố. Những thông tin liên quan EVN còn đặc biệt xoay quanh khung giá bán điện, quanh chuyện ở - đi của A0. Tuy vậy câu chuyện nóng nhất của EVN là những thông tin quanh việc 14 dự án điện mặt trời bị áp giá sai.

Vingroup (VIC): Vingroup tròn 30 tuổi - một video hoành tráng kể lại hành trình xuyên suốt 30 năm dựng xây nên Vingroup hùng mạnh ngày nay với con số ấn tượng: tổng tài sản đạt 608.000 tỷ đồng. Video của Vingroup cũng dành đền 80% để kể câu chuyện về VinFast – hãng xe điện Việt Nam.

VinFast: Vinfast có lẽ là từ được nhắc tới nhiều nhất tuần qua. Bắt đầu từ sự kiện Vinfast được Ủy ban chứng khoán Mỹ chấp thuận mẫu hồ sơ F-4 - bước đệm quan trọng nhất cho việc doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn. Tiếp đó là việc Black Spade tổ chức thành công Đại hội cổ đông đặc biệt, thông qua kế hoạch sáp nhập. Dự kiến côn tác sáp nhập sớm hoàn tất, 15/8 VinFast đã có thể niêm yết tại Mỹ. Tin vui tiếp tin vui khi VinFast công bố tình hình kinh doanh tháng 7 với con số ấn tượng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tin vui nối tiếp tin vui – hành trình 30 năm kiến tạo, dựng xây – thành quả Vinfats vừa đạt được… Cổ phiếu VIC không phụ sự kỳ vọng, tăng 42% từ đầu năm, lên đỉnh 14 tháng. Fober ghi nhận tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thê, 1,5 tỷ USD, đạt 5,7 tỷ USD, lọt TOP 500 người giàu nhất thế giới với vị trí thứ 489.

Hòa Phát (HPG): Câu chuyện Hòa Phát xuất kho 100 chiếc container đầu tiên sau hơn 2 năm đầu tư cũng là điểm nhấn không thể quên. Hơn 2 năm trước, sự cố tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez đã khiến tình trạng khan hiếm vỏ container lan rộng trên khắp thế giới. Quyết tâm giành miếng bánh thị phần béo bở này, Hòa Phát lập tức xây dựng nhà máy sản xuất container, với lý giải “vỏ container làm từ thép đặc biệt – và Hòa Phát có lợi thế sản xuất được thép đó”. Đổ hơn 1.800 tỷ đồng, trong hơn 2 năm, những thành quả đầu tiên đã có, tuy vậy cổ phiếu HPG vẫn chưa thể “bay” cao. 10 phiên giao dịch gần đây nhất HPG cũng chỉ tăng 4 phiên, giảm đến 5 phiên.

Siêu cảng Trần Đề: Cảng biển có tổng mức 50.000 tỷ đồng mang lại nhiều kỳ vọng cho ngành logistic. Theo quy hoạch , sẽ phát triển một bến bến cảng ngoài khơi và kết nối với bến trong bờ bằng hệ thống cầu dẫn 18 km. Trong đó, khu bến cảng ngoài khơi có khả năng tiếp nhận tàu container lớn nhất lên đến 100.000 tấn và tàu hàng rời đến 160.000 tấn. Dự án được quy hoạch với hệ thống 15 cầu cảng, và hệ thống đê chắn sóng.

Dự kiến giai đoạn đến năm 2030 có 6 cầu cảng có khả năng đáp ứng lượng hàng thông quan là 30-33 triệu tấn trong giai đoạn đến 2030 và đạt 100 triệu tấn đến năm 2050. Riêng đối với khu vực trong bờ, sẽ phát triển các bến tiếp chuyển hàng hoá trong bờ cùng với dịch vụ hậu cần logistics với diện tích khoảng 4.000 héc ta. Với siêu cảng này, mới đây doanh nghiệp đề nghị có cơ chế đặc thù khi đầu tư vào cảng biển Trần Đề để các nhà đầu tư được đảm bảo nguồn thu ổn định và đầu tư lâu dài.

Gạo: Gạo cũng là từ khóa xuất hiện rất nhiều trong tuần qua liên quan đến việc Ấn Độ, Nga, UAE cấm xuất khẩu gạo. Diễn biến này khiến giá gạo tăng vọt. Tại Việt Nam, một số địa phương đang diễn ra tình trạng doanh nghiệp mua gom lúa gạo ồ ạt gây mất cân đối cung cầu cục bộ, đẩy giá mặt hàng nay lên cao bất hợp lý.

Để ổn định tình hình, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước. Đồng thời yêu cầu các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu; tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo.

Bamboo Airways:Thực tế, câu chuyện tuần này không nói nhiều về Bamboo Airways – mà nói về vị lãnh đạo của hàng hàng không này – ông Lê Thái Sâm. Vị doanh nhân bí ẩn này được nhắc tới nhiều nhất khi dần thâu tóm, và “ôm” hơn 50% vốn cổ phần của Bamboo Airways, trở thành Chủ tịch HĐQT hãng hàng không này. Tuy vậy đó là câu chuyện đã qua, chuyện mới nhất tuần này là việc Tập đoàn FLC – nơi ông Lê Thái Sâm nhận chuyện nhượng phần lớn cổ phần Bamboo Airways – đã công bố thông tin về đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Lê Thái sâm sau 1 năm ngồi vào.

Điểm tin doanh nghiệp tuần qua: Aqua City và sự hồi sinh của “đế chế" Novaland (NVL)

Một công trình ngàn năm của Việt Nam vừa chính thức được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm tên loạt dự án bất động sản kêu gọi đầu tư mới: Bắc Giang 'tìm chủ' khu dân cư hơn 3.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/diem-tin-doanh-nghiep-tuan-qua-novaland-rh-bnp-global-cuoc-chien-la-nhung-tieu-diem-196269.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Điểm tin doanh nghiệp tuần qua: Novaland, R&H, BNP Global, "cuộc chiến"... là những tiêu điểm
    POWERED BY ONECMS & INTECH