Hai đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ có thêm 55.000 căn hộ, giá vẫn 'sốt nóng'
Trong năm 2025, Hà Nội và TP. HCM dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 55.000 căn hộ với mức giá được dự báo không có xu hướng tụt giảm.
Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản  Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản năm 2025 sẽ chịu tác động lớn từ các quy định pháp luật mới được triển khai.
Mặc dù mang đến nhiều tác động tích cực, các quy định này cũng có thể khiến cho doanh nghiệp và người dân cảm thấy hoang mang và lo lắng.
Bất động sản bước vào chu kỳ mới
VARS nhận định thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục tiến vào chu kỳ mới, bất chấp một số khó khăn vẫn còn tồn đọng.
Tuy nhiên "sức nóng" của thị trường sẽ lan tỏa đều hơn giữa các khu vực, miền Bắc sẽ tiếp tục là điểm nóng và miền Nam cũng xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng rõ nét.
>> Đô thị đặc biệt của Việt Nam sắp thu hồi 136ha đất để làm 2 tuyến đường hơn 11.000 tỷ
Trong tương lai, loại hình căn hộ chung cư, đặc biệt là phân khúc cao cấp vẫn đóng vai trò là phân khúc dẫn dắt thị trường.
Cùng với đó, biệt thự và liền kề hiện đang dần trở thành tâm điểm với các dự án thuộc các đại đô thị, thu hút sự chú ý nhờ tiêu chuẩn hoàn thiện ngày càng cao và mức giá bán "neo" ở tầm cao.
Các chuyên gia dự báo, nguồn cung nhà ở trong năm 2025 sẽ đến từ các đại đô thị vùng ven Hà Nội và TP. HCM.
Khu vực Hà Nội và vùng vệ tinh sẽ cung cấp khoảng 37.000 sản phẩm, trong khi TP. HCM và vùng ven sẽ đạt khoảng 18.000 sản phẩm.
Đáng nói, cơ cấu nguồn cung tiếp tục tập trung vào các sản phẩm cao cấp và hạng sang, trong khi đó phân khúc bình dân sẽ được cải thiện nhờ sự gia tăng các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của phần đông người dân.
Nhu cầu nhà ở tiếp tục tăng cao
Theo nhận định của VARS, nhu cầu nhà ở trong tương lai sẽ tiếp tục tăng lên nhờ vào sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa.
Trong đó, nhà ở vừa túi tiền vẫn được xem là nhu cầu chính của thị trường, phân khúc căn hộ chung cư sẽ tiếp tục là phân khúc chiếm lĩnh thanh khoản của thị trường.
Mặc dù vậy, mức thanh khoản căn hộ trên thị trường thứ cấp hiện đang có xu hướng tụt giảm, đặc biệt các chung cư cũ thiếu tiện ích và hạ tầng.
Hiện người mua đang có xu hướng chuyển dịch về các khu vực vùng ven đô thị cũng như các tỉnh thành cấp 2, cấp 3, nơi có mức giá phù hợp hơn.
Theo VARS, giá căn hộ chung cư sơ cấp sẽ tiếp tục "neo" ở mức cao do nguồn cung khan hiếm so với nhu cầu. Trong khi đó, mức giá bán trên thị trường thứ cấp không tụt giảm nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Đối với phân khúc đất nền, những lô đất tách thửa, có pháp lý chuẩn, có hạ tầng phát triển hiện tiếp tục ghi nhận mức giá tăng tốt, đặc biệt những lô đất dưới 2 tỷ đồng hiện vẫn là phân khúc thu hút sự quan tâm rất lớn của thị trường.
Phân khúc bất động sản công nghiệp hiện được dự báo sẽ tiếp tục là "hoa tiêu" của thị trường nhờ sự thu hút mạnh mẽ từ dòng vốn FDI, những tập đoàn quốc tế lớn.
Nhu cầu về kho bãi, nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng cao nhờ vào sự bùng nổ của thương mại điện tử và logistics.
Theo dự báo, giá thuê đất nông nghiệp tại miền Bắc và miền Nam sẽ tăng từ 5-10%.
Thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2025 được đánh giá sẽ là bức tranh tươi sáng.
Mặc dù còn khá nhiều khó khăn và thách thức nhưng VARS tin rằng sự phát triển của kinh tế, quá trình đô thị hóa cùng các chính sách về quản lý sẽ được xem là động lực lớn giúp bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Các cơ hội cũng sẽ tiếp tục được mở ra cho các nhà đầu tư cũng như người mua nhà, đặc biệt ở phân khúc phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
>> Một doanh nghiệp BĐS bị cưỡng chế thuế gần trăm tỷ khi chỉ còn 1,8 tỷ tiền mặt
Đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành hơn 400km đường sắt đô thị 
Nhà ga gần 11.000 tỷ có quy mô phục vụ khách nội địa lớn nhất Việt Nam hẹn ngày về đích