Hậu ly hôn, cha đòi tiền mừng tuổi của con
Tòa án thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) đã bác yêu cầu của một người đàn ông đòi chia tiền mừng tuổi của con mình khi làm thủ tục ly hôn với vợ.
Cụ thể, tòa án tại Trùng Khánh đã ra phán quyết chống lại một người cha vì đòi chia 260.000 nhân dân tệ (36.000 USD) tiền mừng tuổi của con mình.
Theo tòa án, người cha họ Cai và vợ cũ họ Wang kết hôn năm 2007 và có hai con trai. Mối quan hệ của họ kết thúc vào năm 2020 do bất đồng về triết lý nuôi dạy con cái, sau đó các con trai sống với bà Wang.
Sau hơn 400 ngày ly thân và đệ đơn ly hôn bất thành trước đó vào năm 2020, ông Cai lại đệ đơn ly hôn, lần này ông không chỉ muốn chia tài sản chung của vợ chồng mà còn toàn bộ số tiền lì xì để dành đứng tên các con.
Yêu cầu này đã bị bác bỏ do tòa án cho rằng số tiền này thuộc quyền sở hữu của hai cậu con trai. Cả ông Cai và bà Wang, với tư cách là người giám hộ, được coi là không có thẩm quyền quản lý tài sản của con trai họ.
Theo luật pháp Trung Quốc , độ tuổi hoặc năng lực trí tuệ của trẻ vị thành niên để nhận tiền mừng tuổi không ảnh hưởng đến quyền sở hữu số tiền được tặng. Người giám hộ bị cấm sử dụng tài sản của con họ trừ khi điều đó phục vụ lợi ích tốt nhất của trẻ.
Trong một trường hợp tương tự vào năm 2023, một tòa án ở tỉnh Giang Tô đã ra phán quyết có lợi cho hai thiếu niên kiện cha mình vì lấy tiền mừng tuổi Tết và sinh nhật của mình.
Tòa án đã yêu cầu người cha họ Zhou phải hoàn trả số tiền 16.800 nhân dân tệ mà ông đã giữ lại kể từ tháng 1 năm 2020.
Tại Trung Quốc, số tiền trong bao lì xì rất khác nhau, điều này liên quan tới phong tục tập quán của các vùng khác nhau.
Dữ liệu từ Wacai, một nền tảng quản lý tài chính trong nước, cho thấy sự khác biệt đáng kể về tiền mừng tuổi giữa các vùng miền. Ví dụ, các tỉnh ven biển, vốn có mức sống cao, có xu hướng lì xì rộng rãi. Tỉnh Phúc Kiến dẫn đầu với số tiền lì xì trung bình là 3.500 nhân dân tệ.
Do đó, phần lớn các bậc cha mẹ Trung Quốc lựa chọn quản lý số tiền này thay cho con cái họ, với quan niệm con cái chưa biết cách tiêu tiền hợp lý.
Huang Mingyu, một sinh viên đại học ở Cù Châu (tỉnh Chiết Giang), chia sẻ cô có thói quan gửi lại tiền lì xì cho cha mẹ, sau này họ dùng số tiền này để chi trả cho việc học của cô.
“Đơn giản là tôi không có nhu cầu phải tiêu quá nhiều tiền vào thời điểm đó", Huang nói.
>> Tỷ lệ kết hôn của thanh niên Trung Quốc tăng trở lại 
HSBC lỗ 3 tỷ USD vì Trung Quốc, cổ phiếu lao dốc mạnh 
Hơn 200 tấn nông sản xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc