Đỉnh Erebus là 1 trong ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất ở cực Nam của Trái Đất, phun ra bụi vàng cùng nhiều loại khí gas mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, núi Erebus, nối liền với núi lửa đảo Deception, là hai trong số 138 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nam Cực , phun ra lượng khí gas lớn chứa vàng dạng bụi, khối lượng khoảng 80g mỗi ngày, ước tính trị giá khoảng 6.000 USD.
Bụi vàng và khí gas phun ra từ miệng núi lửa Erebus, Nam Cực |
Philip Kyle, nhà nghiên cứu ở Viện Khai thác mỏ và Công nghệ New Mexico ở Socorro, giải thích số vàng đó có thể có nguồn gốc từ đá núi lửa , khi dung nham từ ngọn núi cao 3.794m phun ra khí gas nóng, cuốn theo một phần bụi vàng vào không khí.
Núi lửa Erebus phun ra bụi vàng cỡ 0,1 - 20 micromet trong khí gas và 60 micromet ở tuyết xung quanh. Erebus nằm trong số 138 núi lửa hoạt động ở Nam Cực, ở trên đảo Ross. Đây là một trong hai núi lửa hoạt động trong vùng và phun bụi vàng mỗi ngày.
Bụi vàng  từ miệng núi lửa bay ra được các nhà khoa học ghi nhận nằm cách miệng phun dung nham của núi tới 621 dặm, với đỉnh cao nhất là 12.448 feet.
Giáo sư nghiên cứu địa chất Conor Bacon ở Đại học Columbia, New York (Mỹ) cho biết núi lửa này phun trào liên tục từ năm 1972. Theo ông Bacon, Erebus có một hồ dung nham ở một miệng hố trên đỉnh của nó. Hồ dung nham như vậy thực sự khan hiếm do đòi hỏi điều kiện đặc biệt để giữ bề mặt dung nham không bao giờ đóng băng trong thời tiết của Nam Cực, ở mức -60⁰C vào mùa đông và -28,2⁰C vào mùa hè.
Vì sao chưa có nghiên cứu hay thông tin gì về miệng núi lửa này trước đó?
Các nhà khoa học NASA  cho biết chính sự cô lập của Erebus về mặt địa lý với các cụm núi lửa khác là yếu tố then chốt dẫn đến việc thiếu nghiên cứu nhất quán.
Ảnh chụp miệng núi lửa thẳng đứng từ trên cao, nguồn: NASA |
Cả Erebus và đảo Deception đều chỉ “có một số ít công cụ giám sát cố định”, “chủ yếu bao gồm máy đo địa chấn để phát hiện hoạt động địa chấn liên quan đến tình trạng bất ổn núi lửa”, theo Bacon.
“Thỉnh thoảng, các nhà nghiên cứu sẽ triển khai mạng lưới công cụ rộng rãi hơn để tiến hành các nghiên cứu cụ thể, những điều này đương nhiên đi kèm với một số thách thức lớn về mặt hậu cần khi so sánh với nhiều ngọn núi lửa dễ tiếp cận hơn ở những nơi khác trên thế giới.”