Ngành Ngân hàng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn khi nền kinh tế phục hồi từ năm tới, nhưng vẫn có sự phân hóa sâu sắc giữa các nhà băng, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ để tích lũy cho 2024.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán: VIB ).
Theo đó, thời gian qua khi thị trường bất động sản trầm lắng, và thu nhập hộ gia đình suy giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản, bức tranh lợi nhuận của VIB trong năm 2023.
Trong năm tới, VDSC mong đợi các chỉ số tài chính sẽ bắt đầu cải thiện nhờ (1) chi phí tín dụng giảm và (2) tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy bởi lãi suất cho vay thấp và ổn định hơn, thu nhập hộ gia đình phục hồi nhẹ nhờ triển vọng thương mại và thị trường bất động sản thứ cấp được cải thiện.
Về lâu dài, VDSC cho rằng, định hướng bán lẻ của VIB sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả do tỷ lệ thâm nhập tín dụng cá nhân tại Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển song song với triển vọng tăng thu nhập hộ gia đình.
Về định giá, mức giá hiện tại hàm ý P/B 2023F/24F là 1,2x/1,0x. Đây là mức chiết khấu sâu so với mức trung bình 3 năm là 2,0 lần, phản ảnh tăng trưởng và chất lượng tài sản bị ảnh hưởng trong bối cảnh vĩ mô đầy thách thức.
>> 5 mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng đến 52% 
Tuy nhiên, VDSC cũng nhận thấy có ít rủi ro giảm giá tại mức định giá hiện tại, và kỳ vọng rằng mức lợi nhuận được cải thiện vào năm 2024F có nhiều tiềm năng đưa định giá của VIB tiến tới vùng mục tiêu của chúng tôi.
VDSC đưa ra khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 1 năm là 24.600 đồng, (tăng 29% so với giá hiện tại).
Theo báo cáo, trong số các ngân hàng TMCP tư nhân nổi bật trong định hướng bán lẻ, VIB có sự tập trung cao nhất về tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân với tỷ trọng 86% tại quý III/2023.
Với quy mô hiện tại, VIB thuộc top 5 ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh có dư nợ cho vay KH cá nhân lớn nhất và chiếm 5% thị phần cho vay khách hàng cá nhân toàn hệ thống. Việc kiên định với chiến lược ngân hàng bán lẻ đã mang lại cho VIB những giá trị rất lớn xét về tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản, lợi nhuận và về tỷ suất sinh lợi trên vốn.
Chiến lược tập trung bán lẻ đã giúp VIB liên tục ghi nhận các chỉ số sinh lời thuộc nhóm cao nhất trong hệ thống. Không những vậy, những đặc tính ngân hàng bán lẻ rõ nét kể trên đã giúp VIB là một trong số ít ngân hàng có khả năng duy trì NIM trong giai đoạn khó khăn của 2023 nhờ.
Thanh khoản dồi dào này giúp giảm áp lực huy động. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động đa dạng bằng việc chủ động tăng huy động trên thị trường liên ngân hàng trong bối cảnh lãi suất trên thị trường 2 xuống mức rất thấp
>> Thị trường bất động sản vào giai đoạn phân hoá mạnh, sàng lọc 4 cổ phiếu tiềm năng tăng 18-40%
Cập nhật KQKD ngân hàng năm 2024 đến ngày 24/1: ACB, VIB, VPBank, Kienlongbank, VietABank... 
VIB: Lợi nhuận năm 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng dẫn đầu ngành, đạt 22%