Một ngành của Việt Nam đã giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động, sản phẩm xuất khẩu thuộc top 3 thế giới
Đây hiện là ngành giải quyết việc làm lớn nhất cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam hiện đứng thứ ba toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh, tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động và mang về thặng dư thương mại lớn.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ông Vũ Đức Giang, cho biết từ một ngành chủ yếu phục vụ thị trường nội địa với kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn so với các nước như Thái Lan, Indonesia hay Philippines, dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu.
Thị trường nội địa cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, từ hơn 300 triệu USD vào thời điểm năm 1999 lên đến 4,5 tỷ USD năm 2024. Đặc biệt, thặng dư thương mại của ngành trong năm 2024 đạt 19 tỷ USD, tăng 108,6 lần so với 25 năm trước.
Dệt may hiện là ngành giải quyết việc làm lớn nhất cả nước với hơn 3 triệu lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Trong năm 2024, dù gặp nhiều thách thức, ngành vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%, mang về xuất siêu 19 tỷ USD.
Dệt may hiện là ngành giải quyết việc làm lớn nhất cả nước. Ảnh minh hoạ |
>> Kể từ năm 2020, không có công ty Fintech được cấp phép mới tại Việt Nam 
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 38% tổng kim ngạch xuất khẩu với 16,71 tỷ USD, tăng 12,33%. Các thị trường lớn khác bao gồm Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN.
VITAS trong 25 năm qua đã làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp dệt may và Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Hiệp hội tích cực phản ánh các vướng mắc về cơ chế chính sách, thuế, hải quan, lao động, đồng thời tham gia xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và đàm phán các hiệp định thương mại tự do.
Ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh rằng ngành dệt may Việt Nam đang định hướng chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững giai đoạn 2024-2030. Từ năm 2031-2035, ngành sẽ phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và nắm giữ vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với sự chuyển đổi mạnh mẽ và định hướng phát triển bền vững, ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng không chỉ giữ vững vị trí trong top 3 thế giới mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Kiến nghị rút giấy phép cửa hàng xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử 
Tranh nhau mua chân gà Đông Tảo 'siêu khủng' để biếu Tết