Trong 2 tháng đầu năm 2024, nguồn thu từ kinh doanh bất động sản của thành phố này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 27/2 vừa qua, Cục Thống kê TP. HCM đã cập nhật báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện gần 1.472 tỷ đồng, giảm 3,9% so với tháng trước và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được Cục Thống kê đưa ra là do tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán nên tình hình thực hiện tại các công trường giảm.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tại TP. HCM ước thực hiện gần 3.003 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Tính đến hết ngày 23/2/2024, tổng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã giải ngân gần 1.430 tỷ đồng, đạt 1,8% so với kế hoạch vốn năm 2024.
Doanh thu kinh doanh bất động sản 2 tháng đầu năm ước đạt 42.300 tỷ đồng, chiếm 59,4% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, hai tháng đầu năm ngoái, doanh thu này giảm 13%.
Theo Cục thống kê, tình hình kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP. HCM có những tín hiệu phục hồi từ sau khi Chính phủ ban hành các chính sách để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chung tay phối hợp thực hiện nhiều chính sách thanh toán, ưu đãi cho khách hàng.
Thành phố Hồ Chí Minh |
TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, là đô thị lớn thứ 2 (sau Hà Nội) với tổng diện tích 2.096km2.
Năm 2023, Chính phủ đã thành lập các tổ chuyên môn, trung tâm tập trung giải quyết pháp lý từng dự án và ủy quyền cho TP. HCM tự chủ xử lý các vấn đề liên quan đến bồi thường và nghĩa vụ tài chính. Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), tính đến đầu năm nay, khoảng 30% trong số hơn 148 dự án bị vướng mắc pháp lý trên địa bàn đã giải quyết nhờ nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền Trung ương và thành phố.
Theo Savills - một tập đoàn tư vấn bất động sản có tiếng cho biết, Luật Đất đai sửa đổi sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá đất và bồi thường giải phóng mặt bằng. Những diễn biến này không chỉ tác động đến thị trường về mặt pháp lý mà còn mở ra nguồn cung mới và giải quyết phần nào sự mất cân đối giữa cung và cầu nhà ở tại các thành phố lớn.
Theo các hãng dịch vụ bất động sản, thị trường bất động sản tại TP. HCM năm nay dự báo có cải thiện, với nhu cầu tiếp tục tăng ở phân khúc khách thuê khu công nghiệp và văn phòng. Trong khi đó, thị trường nhà ở vẫn hạn chế về nguồn cung.
Người dân TP.HCM sắp có “thủ phủ mua sắm” sầm uất bậc nhất tại khu Đông 
Tỉnh có chung đường ranh giới với TP. HCM: Vẫn còn căn hộ dưới 1 tỷ đồng