Muộn nhất 2 tháng nữa, siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 67 tỷ USD buộc phải đạt dấu mốc này
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương có đường sắt đi qua chủ trì bồi thường, tái định cư, thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng đối với siêu dự án đường sắt tốc độ cao trước ngày 1/7.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương có đường sắt đi qua chủ trì bồi thường, tái định cư, thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng đối với siêu dự án đường sắt tốc độ cao trước ngày 1/7.
Thông tin trên báo Chính Phủ cho biết, tới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
>> Xã đảo được ví như 'hòn ngọc thô' của Việt Nam sẽ giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực, tăng cường nhân sự cho các dự án đường sắt, đặc biệt là Bộ Xây dựng.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng nguồn vốn; đề xuất Quốc hội điều chỉnh nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, làm giảm thủ tục, phát triển công nghiệp và công nghệ đường sắt.

Ngoài việc chỉ đạo các dự án giao thông trọng điểm, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng đưa ra chỉ đạo cụ thể đối với Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam .
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hoàn thiện dự thảo nghị quyết về cơ chế đặc thù, trình Chính phủ ngày 5/5, để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.
Các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai các công việc nhằm đảm bảo khởi công vào cuối năm 2026.
Các địa phương có dự án đường sắt đi qua chủ trì bồi thường, tái định cư, thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, gồm hoàn thành đối với Dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong ngày 5/5, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước 1/7.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Quốc hội chốt chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua 20 tỉnh thành với tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ USD.
Toàn tuyến được đầu tư khổ đôi 1.435mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này dự kiến khởi công vào năm 2027.
Màn 'so găng' ĐHĐCĐ bất động sản 2025: Ai sẽ dẫn dắt thị trường?
Tỉnh có đường bờ biển đẹp bậc nhất Việt Nam sắp có bệnh viện quốc tế gần 1.500 tỷ, quy mô 200 giường