Thế giới

Nền kinh tế số 1 Đông Nam Á đã trải qua 9 năm đàm phán mà chưa có được thỏa thuận thương mại với EU, muốn được hưởng ưu đãi như Việt Nam

Đăng Đức 05/05/2025 - 07:20

Sau gần 1 thập kỷ gián đoạn, Indonesia đặt mục tiêu ký kết thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) vào giữa năm 2025.

Indonesia đang thúc đẩy việc hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia - Liên minh châu Âu (IEU-CEPA) vào nửa đầu năm 2025, một thỏa thuận được chờ đợi từ lâu nhằm làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và Liên minh châu Âu (EU).

Hiện tại, một hiệp định thương mại giữa Indonesia và EU đang trong quá trình đàm phán, dù các cuộc thương lượng đã bắt đầu từ tháng 7 năm 2016. Thời hạn hoàn tất hiệp định đã nhiều lần bị lùi lại trong 9 năm qua và Jakarta hiện có ý định hoàn tất thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện trong quý II của năm 2025. Indonesia báo cáo rằng thặng dư thương mại với EU đã đạt gần 4,5 tỷ USD trong năm 2024, gần gấp đôi mức 2,5 tỷ USD của năm 2023.

Nền kinh tế số 1 Đông Nam Á đã trải qua 9 năm đàm phán mà chưa có được thỏa thuận thương mại với EU, muốn được hưởng ưu đãi như Việt Nam - ảnh 1
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang thúc đẩy việc hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia - Liên minh châu Âu (IEU-CEPA) vào giữa năm nay - Ảnh: asiaiplaw.com

Như hầu hết các hiệp định CEPA khác, thỏa thuận kể trên được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu đối với hàng hóa vào châu Âu, tuy nhiên Chính phủ “xứ sở vạn đảo” sẽ công bố đầy đủ chi tiết khi thỏa thuận chính thức được ký kết.

>> 4 đại gia sẽ rót thêm 1,7 tỷ USD vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Ủy viên Thương mại EU Maroš Šefčovič vào thứ Hai (5/5) để thảo luận những điểm cuối cùng của thỏa thuận.

Trong khi ấy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Arif Havas Oegroseno cho biết hai bên đã trải qua 19 vòng đàm phán, với các cuộc thảo luận bao gồm thương mại hàng hóa, phát triển bền vững và đầu tư có trách nhiệm. “Chúng tôi đã hoàn thành 19 vòng đàm phán. Nếu Chúa phù hộ, chúng tôi sẽ hoàn tất thỏa thuận trong năm nay”, ông Arif chia sẻ với báo chí hôm thứ Sáu (2/5).

Các mặt hàng chủ lực như dầu cọ, ca cao và cà phê là những chủ đề nổi bật trong đàm phán. Thứ trưởng Arif cho biết ca cao nói riêng đã trở thành mối quan tâm do đất trồng trọt đang suy giảm và dịch bệnh cây trồng ở Châu Phi, thúc đẩy Indonesia nhập khẩu mặt hàng này.

>> 2.000 người trúng tuyển thi công chức nhưng từ chối nhận việc, chuyện gì xảy ra?

Ông Edi Prio Pambudi, Phó Trưởng Ban Hợp tác Kinh tế và Đầu tư thuộc Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia nhấn mạnh rằng thỏa thuận giữa đất nước đông dân nhất Đông Nam Á với EU phải công bằng và có đi có lại. Trong khi Indonesia sẵn sàng mở cửa thị trường, nước này cũng kỳ vọng được đối xử tương xứng.

“Chúng tôi không thể chỉ đơn phương mở rộng quyền tiếp cận thị trường mà không đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ”, ông Edi nói. “Những ưu tiên trong nước của chúng tôi cần được EU công nhận. Sự linh hoạt phải đến từ cả hai phía”.

Ông Edi cho biết thêm rằng Indonesia muốn hưởng lợi tương đương với các đối tác thương mại khác của EU, chẳng hạn như Việt Nam. “Chuẩn mực của chúng tôi rất đơn giản: chúng tôi muốn những lợi ích giống như Việt Nam. Thỏa thuận này nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường châu Âu cho Indonesia”, ông nói.

Nền kinh tế số 1 Đông Nam Á đã trải qua 9 năm đàm phán mà chưa có được thỏa thuận thương mại với EU, muốn được hưởng ưu đãi như Việt Nam - ảnh 2
Ông Edi Prio Pambudi (thứ ba từ trái qua), Phó Trưởng Ban Hợp tác Kinh tế và Đầu tư thuộc Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia muốn EU đảm bảo cho "xứ sở vạn đảo" những lợi ích giống như Việt Nam - Ảnh: ANTARA/Bayu Saputra

Chính phủ Indonesia đang đặt mục tiêu hoàn tất về mặt nội dung thỏa thuận thương mại này vào quý II năm 2025. Sau đó sẽ là quá trình rà soát pháp lý và kiểm tra văn bản.

“Nếu không xong trong quý II, quá trình này sẽ bị kéo dài quá lâu. Điều quan trọng bây giờ là đạt được một thỏa thuận có nội dung thực chất. Những phần còn lại, bao gồm rà soát pháp lý và chi tiết kỹ thuật, có thể làm sau”, ông Edi nói.

Hiệp định IEU-CEPA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể kim ngạch thương mại của Indonesia với Liên minh châu Âu. EU hiện là một trong những đối tác thương mại ngoài ASEAN lớn nhất của quốc gia có đến hơn 17.000 hòn đảo và giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của nước này.

Theo Jakarta Globe

>> Indonesia thẳng thừng từ chối bán gạo cho nước láng giềng Malaysia: Cơ hội vàng cho gạo Việt Nam

‘Vua xe điện Trung Quốc’ BYD sa lầy ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á bất ngờ ngừng nhập khẩu gạo, muốn tự cung tự cấp: Việt Nam tổn thất hàng trăm triệu USD?

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nen-kinh-te-so-1-dong-nam-a-da-trai-qua-9-nam-dam-phan-ma-chua-co-duoc-thoa-thuan-thuong-mai-voi-eu-muon-duoc-huong-uu-dai-nhu-viet-nam-141638.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nền kinh tế số 1 Đông Nam Á đã trải qua 9 năm đàm phán mà chưa có được thỏa thuận thương mại với EU, muốn được hưởng ưu đãi như Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH