Bất động sản

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi

An Khánh 01/02/2025 21:32

Ngôi chùa này chỉ cách Hà Nội hơn 100km và phải đi 6 tiếng mới đến nơi.

Chùa Đồng là địa điểm nổi tiếng nhất trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử, là đích đến của mọi tăng ni, phật tử, du khách thập phương khi hành hương về đất thiêng Yên Tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về những bí ẩn và kỷ lục của ngôi chùa thiêng này.

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Chùa còn được dân gian ví như một "kỳ quan mới” tại danh thắng Yên Tử.

> > Sau 20 năm trì hoãn, khu dân cư ‘sát vách’ khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam chuẩn bị khởi công

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 1.
Dalaco Travel

Đầu tiên, chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này, ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt. Năm 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, tương truyền có một cơn bão làm bật mái chùa, kẻ gian dỡ phần còn lại, chỉ để lại dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá.

Năm 1994, cư sĩ - nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Sơn Nam (Pháp danh Thích Đức Viên, là một Việt kiều Mỹ) cùng các Phật tử phát tâm đúc lại ngôi chùa mới bằng đồng theo kiến trúc hình chữ Đinh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 2.
Chùa Đồng đã được phục dựng qua nhiều phiên bản. Ảnh: Dalaco Travel

Mặt trước cửa chùa gồm 4 cột bằng đồng như thể chia chùa thành 3 gian. Hai cột phía trong hình tròn tạc rồng quấn. Hai cột phía ngoài đúc hình vuông, chạm nổi câu đối: Lịch đại vĩnh truyền đăng Phật Tổ/Đa niên hiển tích tuệ Như Lai. Trong chùa tôn trí 4 pho tượng đồng: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và Tam Tổ Trúc Lâm ngự đài sen. Ngôi chùa này được lắp dựng bên cạnh ngôi chùa năm 1930.

Mãi đến năm 1930, ngôi chùa đồng mới được xây dựng lại với cốt đồng, bên ngoài là bê tông ngay trên chính nền đá cũ do bà Bùi Thị Mỹ phục dựng.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 3.
Ảnh: Internet

Năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam cùng hội Phật tử hải ngoại đã xây dựng nên một ngôi chùa đồng khác cạnh chùa cũ mang hình dáng chữ Đinh, hình dáng đóa sen nở cách điệu. Vì có đến 2 chùa Đồng Yên Tử cạnh nhau nên đến năm 2006, Ban Quản lý chùa dưới sự chủ trì của Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã quy hoạch lại gộp thành một đặt ngay ở chính giữa 2 chùa cũ.

Từ năm 2007 đến nay, du lịch Yên Tử du khách đến đây chiêm bái thắp hương ở một ngôi chùa Đồng duy nhất. Chùa trải qua công đoạn xây dựng vất vả vì tọa lạc trên vị trí cao, địa hình di chuyển hiểm trở.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 4.
Đường lên chùa Đồng hiểm trở. Ảnh: Internet

Mọi việc đập, khoan trên nền đá đều được thợ làm bằng tay, còn nguyên vật liệu thì vận chuyển dần theo đường bộ. Phần đúc đồng phải huy động đến 100 thợ lành nghề ở Ý Yên - Nam Định làm trong suốt 1 năm, sau đó dùng ròng rọc đưa lên.

Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m. Nếu đi bộ mất khoảng 6 tiếng, đi qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi để đặt chân lên đỉnh Yên Sơn. Hiện tại đã có tuyến cáp treo để du khách có thể ngắm nhìn núi non Yên Tử từ trên cao, sau đó tiếp tục đi bộ chinh phục non thiêng Yên Tử.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 5.
Cáp treo tại Yên Tử. Ảnh: Internet

Chùa được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện, đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Diện tích của chùa Đồng Yên Tử gần 20m2, nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Trong đó, mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn.

Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 6.
Quần thể danh thắng Yên Tử. Ảnh: Internet

Đường lên Yên Tử vô cùng hiểm trở, vì vậy dân gian có câu "Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu".

Nói về vị trí mà ngôi chùa độc nhất vô nhị này tọa lạc, nó cũng đặc biệt không kém. Vùng núi Yên Tử xưa có tên là Yên Sơn, được mệnh danh là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”, 1 trong 72 phúc địa nhà Đường thời Bắc thuộc. Núi Yên Tử tên xưa là núi Voi, Tượng Sơn vì hình dạng giống như con voi nằm phủ phục.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 7.
Sơ đồ qua các danh thắng Yên Tử. Ảnh: Internet

Chân núi Yên Tử là suối Giải Oan uốn khúc, chảy róc rách rửa trôi mọi muộn phiền. Từ suối Giải Oan đi ngược lên là hàng tùng cổ thụ có niên đại khoảng 800 tuổi. Bộ rễ bò lan ra cả đường đi như những con trăn trườn mình thành bậc thang dẫn lối. Đến dốc Voi phục, là chùa Hoa Yên. Nơi đây tục truyền là nơi tu hành của vua. Bên cạnh là Hòn Ngọc, có nhiều tháp và mộ. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị trụ trì chùa Yên Tử.

Nằm trên đỉnh An Kỳ Sinh là bức tượng đúc bằng đồng nguyên khối Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Châu Á. Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công ở địa hình núi đá hiểm trở, chật hẹp cao gần 1.000m so với mực nước biển.

Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi - Ảnh 8.
Ảnh: Infonet

Lên cao nữa là khu vực Cổng trời - Bia Phật. Nơi đây có một phiến đá trầm tích cát sỏi biển, ốc sò hóa thạch. Và cuối cùng, nằm trên đỉnh thiêng Yên Tử là chùa Đồng. Đây là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Châu Á, có hình dáng tựa như một bông sen.

> > Chỉ vài tháng nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ có thêm cầu gần 5.000 tỷ

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TP trẻ nhất tỉnh Quảng Ninh và tiềm năng là 'tọa độ' đầu tư BĐS lý tưởng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/ngoi-chua-viet-nam-dat-nhieu-ky-luc-chau-a-nam-tren-dinh-phuc-dia-thu-4-cua-giao-chau-leo-nui-rong-ra-6-tieng-moi-den-noi-202250201004455753.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Ngôi chùa Việt Nam đạt nhiều kỷ lục châu Á: Nằm trên đỉnh 'phúc địa thứ 4 của Giao Châu', leo núi ròng rã 6 tiếng mới đến nơi
    POWERED BY ONECMS & INTECH