Nhà máy 1,3 tỷ USD lớn nhất thế giới của LEGO tại thủ phủ công nghiệp Việt Nam bắt đầu vận hành thử nghiệm
Đây là một trong những dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương.
Ngày 6/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn LEGO  đã tổ chức Lễ Tổng kết Tiến độ Dự án xây dựng nhà máy LEGO Việt Nam (LEGO Manufacturing Vietnam), công bố hoàn thành 90% các hạng mục xây dựng và lắp đặt.
Nhà máy dự kiến sẽ khánh thành và đi vào hoạt động đầu năm 2025, sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động. Đây là một trong những dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương và cũng là một trong những dự án lớn nhất của Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam.
Hiện tại, nhà máy bắt đầu giai đoạn thử nghiệm các hệ thống và thiết bị nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt tương tự như các nhà máy LEGO toàn cầu.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và lãnh đạo Tập đoàn LEGO nhấn nút vận hành thử nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em LEGO. Ảnh: Báo Đầu tư |
Đại diện Lego cho biết trong lễ tổng kết, giai đoạn vận hành thử nghiệm là bước khởi đầu của quy trình kiểm tra và chạy thử kéo dài nhiều tháng nhằm đảm bảo khi được cấp giấy phép vận hành vào đầu năm 2025, nhà máy  có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nghiêm ngặt như tất cả các nhà máy LEGO trên toàn thế giới.
>> Mới nhất về dự án sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam 
Ông Jesper Hassellund Mikkelsen - Phó chủ tịch cấp cao khối sản xuất châu Á, kiêm Tổng Giám đốc nhà máy LEGO Việt Nam cho biết sau khi đi vào vận hành chính thức cần thêm từ 2-3 năm để nhà máy vận hành ổn định.
Nhà máy này có tổng số vốn 1,3 tỷ USD với diện tích 44ha, bao gồm khu vực văn phòng, trung tâm năng lượng, khu sản xuất và kho hàng tự động. Nhà máy vận hành sẽ đạt mức công suất 30.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới của LEGO và cũng là một trong những dự án lớn nhất của Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam.
Quang cảnh máy sản xuất đồ chơi LEGO. Ảnh internet |
Tại Bình Dương, nhà máy LEGO được thiết kế vô cùng đặc biệt với các yếu tố bền vững, thân thiện môi trường. Nhà máy sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, tập đoàn đã lắp đặt 12.400 tấm pin mặt trời áp mái với tổng công suất dự kiến khoảng 7,34MWp, tương đương với điện năng cần thiết cho 1.270 hộ gia đình trong một năm.
Còn dây chuyền đóng gói tại nhà máy sẽ sử dụng túi giấy thay cho loại túi nhựa để đóng gói những viên gạch LEGO. Nhà máy cũng hướng đến mục tiêu không tạo ra rác thải chôn lấp như tại các nhà máy khác của Tập đoàn LEGO.
Tỉnh Bình Dương hiện đã thu hút được 3.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng và 726 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD.
Với sự góp mặt của nhà máy sản xuất LEGO, Bình Dương càng khẳng định vị thế là thủ phủ công nghiệp  của cả nước, là “vùng trũng” đón sóng mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
>> Foxconn nhắm Kinh Bắc (KBC) để thuê đất đầu tư thêm nhà máy 
Foxconn nhắm Kinh Bắc (KBC) để thuê đất đầu tư thêm nhà máy 
Tập đoàn Hong Kong chi hơn 380 tỷ xây nhà máy sản xuất bao bì tại Hải Dương