Hầu hết những ngôi nhà này tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và đều thuộc sở hữu của các gia đình không có người thừa kế hoặc không có người thuê mới.
Mặc dù giá nhà ở tại Nhật Bản liên tục tăng cao trong những năm trở lại đây, tuy nhiên quốc gia này vẫn có khoảng hơn 8 triệu ngôi nhà không có người ở. Nhiều chủ sở hữu của những căn nhà này bất đắc dĩ phải tặng nhà "miễn phí".
Thậm chí, trong một số trường hợp, chính quyền địa phương còn cung cấp tiền trợ cấp cho những người sẵn sàng phá bỏ những ngôi nhà này và xây dựng nhà mới.
Những căn nhà "ma" vắng vẻ được biết đến với tên gọi "akiya" là cảnh tượng phổ biến trên khắp Nhật Bản. Hầu hết những ngôi nhà này tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và đều thuộc sở hữu của các gia đình không có người thừa kế  hoặc không có người thuê mới.
Đặc biệt, những người không sinh sống tại Nhật Bản cũng có thể mua những ngôi nhà này mà không cần thị thực cư trú. Mặc dù việc mua bán sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như người đó cư trú tại Nhật hoặc ít nhất đã làm việc ở nước này.
Những căn nhà "ma" vắng vẻ được biết đến với tên gọi "akiya" là cảnh tượng phổ biến trên khắp Nhật Bản |
Khi nhà ở không phải tài sản tích lũy
Được biết, nhiều ngôi nhà "akiya" bị đổ nát vì bị xây dựng kém chất lượng trong thời kỳ bùng nổ nhà ở sau chiến tranh vào những năm 1960. Các ngôi nhà được xây với những nguyên vật liệu đúc sẵn này có tuổi thọ chỉ từ 20 đến 30 năm. Một số trong số chúng còn được xây dựng trên vùng đất dốc, khiến chúng càng dễ xuống cấp hơn.
Số lượng căn nhà bỏ trống tại nông thôn vẫn gia tăng liên tục và điều này khiến chính quyền địa phương cảm thấy vô cùng áp lực trong việc bảo tồn chúng khỏi các thảm họa thiên tai. Bởi tuổi đời hàng chục năm, chúng đã xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn chống động đất, tiết kiệm năng lượng hay những yêu cầu khác.
Chính quyền địa phương cảm thấy vô cùng áp lực trong việc bảo tồn nhà "akiya" khỏi các thảm họa thiên tai |
Chính điều này khiến một lượng lớn nhà xuống cấp bị bỏ hoang mà chẳng ai quan tâm.
Tuy nhiên, còn nhiều lý do quan trọng hơn để lý giải cho việc tại sao không ai muốn mua những ngôi nhà này.
Trái với các thị trường bất động sản bong bóng khác, Nhật Bản tuy cũng là nền kinh tế phát triển, đất chật người đông nhưng lại có rất nhiều nhà cũ, nhà hoang ở các vùng quê. Việc người trẻ bỏ lên thành phố để lại dân số ngày một lão hóa ở nông thôn đã tạo nên vô số căn nhà trống khi người chủ cũ qua đời còn người thân thì chẳng biết làm gì với chúng.
>> Dân số già hóa khiến hàng nghìn trường học tại Nhật Bản đóng cửa 
Đặc biệt hơn, những căn nhà ở Nhật Bản bị coi là một dạng hàng tiêu dùng hơn là tài sản tích lũy khi càng để lâu càng mất giá vì lạm phát. Số liệu chính thức của chính phủ Nhật Bản cho thấy giá trị các căn nhà ở đây đã giảm theo từng năm tính đến cuối năm 2020.
Nếu như tại Mỹ, các căn nhà đang được sử dụng - nhà cũ chiếm đến 80% thị trường giao dịch bất động sản, nơi giá trị ngôi nhà được tăng lên nếu được cải tạo lại đúng cách. Con số này tại Nhật Bản lại chỉ chiếm chưa đến 15% thị trường và việc cải tạo cũng chẳng làm tăng giá trị mấy của căn nhà do tâm lý thích mua nhà mới hơn.
Số liệu chính thức mới nhất của chính phủ cho thấy Nhật Bản có khoảng 8,49 triệu căn nhà bỏ trống năm 2018, cao gấp 1,5 lần so với năm 1998 và chiếm đến 13,6% trổng số căn nhà trên toàn Nhật Bản. Như vậy bình quân cứ 7 căn nhà thì có 1 căn bỏ hoang.
Báo cáo của Nomura thì ước tính số căn nhà bỏ trống tại Nhật Bản sẽ lên đến 23,03 triệu căn năm 2038, tương đương 31,5 % tổng số, nghĩa là cứ 3 căn nhà thì có 1 căn bỏ hoang.
Bên cạnh đó, ở Nhật Bản, việc mua một ngôi nhà từng xảy ra một vụ giết người, tự sát hoặc có người ra đi trong cô độc được coi là một điềm xui. Do đó, nhiều người muốn từ bỏ những ngôi nhà bị "tẩy chay" này hơn là mua chúng. Một vài người môi giới nhà ở đã bỏ qua vấn đề mê tín này bằng cách thực hiện các nghi lễ và kết hợp phong thủy song song với việc cải tạo lại ngôi nhà.
Đối với nhiều chủ sở hữu, những ngôi nhà này đơn giản là không đáng để đầu tư.
Một người quản lý bất động sản mở cửa sổ của một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản bị bỏ trống ở thị trấn Kamakura ngoại ô Tokyo |
"Món hời" cho người nước ngoài nhập cư
Chính quyền Tokyo đã rất đau đầu để xử lý vấn đề này, thế nhưng may mắn thay là lượng người nước ngoài đổ về đây mua nhà đã tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây. Những căn nhà ở vị trí "bắt mắt" đã bắt đầu bán được khoảng 25.000 USD. Khách mua cũng bắt đầu đa dạng hơn.
Hiện các thành phố trên khắp Nhật Bản cũng đang tổng hợp danh sách những ngôi nhà bỏ hoang để bán hoặc cho thuê. Được gọi là “ngân hàng akiya”, chúng thường là những trang web đơn giản với một vài bức ảnh ấn tượng. Một số đã hợp tác với các công ty thuộc khu vực tư nhân như "At Home", hiện đang liệt kê các căn nhà bỏ hoang ở 658 trong số 1.741 thành phố của Nhật Bản.
Hiện tại, các công ty môi giới bất động sản cho biết họ đang nhận được số lượng yêu cầu mua những căn nhà "akiya" với số lượng gấp khoảng 5 lần so với năm 2020.
"Ban đầu, chúng tôi nhận được hầu hết các yêu cầu từ cư dân Nhật Bản, người Úc và người Singapore. Nhưng hiện tại, phần lớn khách hàng quốc tế của chúng tôi là người Mỹ”, ông Matthew Ketchum, đồng sáng lập của Akiya & Inaka, một công ty tư vấn bất động sản có trụ sở tại Tokyo, cho biết.
Được biết, Nhật Bản có rất ít hạn chế với việc người nước ngoài sở hữu bất động sản tại đây, ngoại trừ những khu vực nhạy cảm như vùng quân sự. Bởi vậy thị trường này đang trở thành món hời hơn bao giờ hết cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là giới nhà giàu.
>> Nhật Bản lột xác, trở lại cuộc đua siêu cường sau 3 thập kỷ ngủ đông 
Giá nhà trung bình ở các thành phố lớn như Tokyo, Yokohama, Osaka và Fukuoka trong khoảng 183.000 - 626.000 USD, thấp hơn nhiều so với 308.000 USD - 1,2 triệu USD tại Sydney, Melbourne, Brisbane, Hong Kong và Singapore.
Tương tự, giá thuê nhà bình quân tại Nhật Bản cũng chỉ khoảng 343 - 602 USD/tháng, thấp hơn so với 1.300 - 2.500 USD/tháng như tại Singapore, Hong Kong, Sydney và Melbourne.
Thậm chí nếu là nhà cũ bỏ trống thì còn rẻ hơn. Số liệu của Cheap House Japan, một trang web chuyên rao bán nhà "akiya", cho hay một ngôi nhà với suối nước nóng và khu trượt tuyết ở Hokkaido có giá chỉ 22.000 USD (hơn 530 triệu đồng).
Nhiều người mua nước ngoài mua những căn nhà "akiya" bởi muốn được hưởng thụ chất lượng cuộc sống nơi đây cũng như sở hữu một căn nhà lớn với mức giá rẻ hơn nhiều so với quê nhà. Một số khác thì chỉ đơn thuần là đến đầu cơ mua nhà, cải tạo và cho thuê.
Căn nhà "akiya" được cải tạo lại |
Một người đàn ông Trung Quốc cho biết đã chi 858.000 USD để mua 5 căn hộ cũ tại Asakusa và tốn 140.000 USD sửa chữa. Hiện khối bất động sản này đem về cho chủ sở hữu dòng tiền thuê nhà 13.000 USD/tháng.
>> Ngược đời ở Nhật Bản: Người nghèo ở nhà đất rộng rãi, người giàu chọn ở chung cư
Toyota Vios bứt tốc cuối năm, 'ông hoàng sedan hạng B' sắp tái xuất ngai vàng? 
Cựu CEO cảnh báo Nissan sẽ đối mặt với 'thảm họa' cắt giảm sau khi sáp nhập với Honda