Bất động sản

Sân vận động Chi Lăng dính đại án Phạm Công Danh sẽ được xử lý như thế nào?

Nguyễn Thành 03/12/2024 15:00

Sân vận động Chi Lăng sẽ không còn là chức năng thể thao, mà phải điều chỉnh thành chức năng thương mại dịch vụ để làm đúng với tài sản khi Phạm Công Danh đưa vào thế chấp cho ngân hàng.

Ngày 3/12, tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã thông tin liên quan đến hướng xử lý đối với sân vận động (SVĐ) Chi Lăng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.

Ông Quảng cho biết: Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội tháo gỡ vướng mắc khó khăn liên quan đến SVĐ Chi Lăng. Tuy nhiên, Quốc hội thẩm tra và xác định việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến SVĐ này giao cho Chính phủ và thành phố quyết định.

Ông Nguyễn Văn Quảng nói về hướng xử lý SVĐ Chi Lăng. Video: Nguyễn Thành

Theo đó, thành phố sẽ có trách nhiệm điều chỉnh lại khu vực SVĐ Chi Lăng theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Cụ thể, SVĐ Chi Lăng sẽ không còn chức năng thể thao mà phải điều chỉnh chức năng thành thương mại dịch vụ để làm đúng với tài sản khi đưa vào thế chấp cho ngân hàng.

> > 4 bến đầu tiên của khu cảng hơn 14.000 tỷ tại Quảng Trị sẽ hoàn thành trong năm 2026

“Định hướng Bộ Chính trị và Chính phủ cho phép thành phố sẽ tiến hành thi hành án đấu giá toàn bộ khu vực này, chứ không chia nhỏ ra theo các giấy chứng nhận đã được cấp. Các đối tượng có liên quan đến việc này là các ngân hàng sau này khi đấu giá sẽ phân chia các tỷ lệ theo giá trị tài sản đảm bảo. Đây là một hướng để thành phố giải quyết triệt để vấn đề SVĐ Chi Lăng”, ông Quảng cho biết.

Sân vận động Chi Lăng có diện tích 55.061 m2. Tại thời điểm năm 2011, theo yêu cầu của nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Thiên Thanh (Tập đoàn Thiên Thanh), TP. Đà Nẵng đã phê duyệt sơ đồ ranh giới để chuyển mục đích sử dụng đất tại SVĐ Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của Phạm Công Danh.

Sân vận động Chi Lăng dính đại án Phạm Công Danh sẽ được xử lý như thế nào? ảnh 1
Sân vận động Chi Lăng hiện nay. Ảnh: Nguyễn Thành

Thời điểm đó, TP. Đà Nẵng đã cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại SVĐ này. Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó đã được Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh thế chấp vay vốn ngân hàng. Hiện tại, SVĐ Chi Lăng là tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án bản án đã có hiệu lực.

Từ sau năm 2018, TP. Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ nêu rõ nguyện vọng xin được giữ lại sân Chi Lăng.

Năm 2019, Tổng cục Thi hành án đã tổ chức phiên làm việc giữa UBND thành phố và Ngân hàng Xây dựng. Tuy nhiên, việc thương lượng để giữ lại sân Chi Lăng không thành.

Cụ thể, TP. Đà Nẵng xin giữ lại SVĐ Chi Lăng và hoàn trả số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm thương lượng, Tập đoàn Thiên Thanh phải trả cho ngân hàng với số tiền 8.408 tỷ đồng. Trong đó, tiền gốc là 4.000 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh là 4.408 tỷ đồng...

Hiện nay, SVĐ Chi Lăng đang hoang tàn ngay giữa trung tâm TP Đà Nẵng.

> > Viettel sắp khai trương Công viên Logistics tại khu kinh tế cửa khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam

Dính đại án, 'chảo lửa' Chi Lăng hiện trong tình trạng chờ nghị quyết đặc thù để 'tháo gỡ'

Cảnh hoang tàn ở sân Chi Lăng, Đà Nẵng muốn chuộc lại nhưng bất thành

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/san-van-dong-chi-lang-dinh-dai-an-pham-cong-danh-se-duoc-xu-ly-nhu-the-nao-post1697090.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Sân vận động Chi Lăng dính đại án Phạm Công Danh sẽ được xử lý như thế nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH