Sunshine quyết tâm 'hồi sinh' tuyến đường đô thị liên khu 200 tỷ sau 10 năm 'ngủ đông'
Tập đoàn Sunshine dự kiến sẽ hoàn thành gần 1/2 tuyến chỉ sau 3 tháng giải phóng mặt bằng và thi công.
Ngày 5/1, Tập đoàn Sunshine đã tiến hành lễ động thổ thi công tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài (TP. Hà Nội).
Tuyến đường này đã bị chậm triển khai trong vòng hơn 10 năm qua và mới đây, Tập đoàn Sunshine đã được giao triển khai gần 1/2 tuyến theo hình thức xã hội hoá 100%, với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
Với quyết tâm cao, Tập đoàn Sunshine cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ trong thời gian ngắn nhất, dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng và thi công chỉ trong vòng 3 tháng với chất lượng tốt nhất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
>> Năm nay, quận lớn nhất Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 3 công viên mới với quy mô hơn 35ha
Nhiều năm gần đây, mô hình phối hợp công - tư là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, nhằm tháo gỡ các nút thắt đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm bớt áp lực cho ngân sách của Nhà nước, tránh lãng phí tài nguyên của quốc gia.
Khối kinh tế tư nhân, đặc biệt các Tập đoàn lớn đã chứng minh được các lợi thế rõ rệt trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai nhờ sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn cũng như cơ chế quản trị, giúp giải quyết kịp thời nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân.
Tuyến đường nối Hoàng Quốc Việt kéo dài nằm giữa Đại lộ Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 và Đại lộ Thăng Long; kết nối trực tiếp đường Hoàng Quốc Việt kéo dài; giao cắt qua tuyến đường Vành đai 4 và Vành đai 3,5.
Tuyến đường này đồng thời chạy xuyên qua dự án Noble Palace Tay Thang Long - khu đô thị thương mại thông minh đang được triển khai thi công với tổng mức đầu tư gần 14 nghìn tỷ, dự kiến sẽ bàn giao trong tháng 8/2025.
Đường nối Hoàng Quốc Việt kéo dài được xem là tuyến đô thị liên khu vực cấp 1 theo quy định của Bộ Xây dựng. Đường có quy mô mặt cắt ngang rộng 40m với cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Dự án đã được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng đến nay hiện vẫn chưa được kết nối đồng bộ liên tuyến.
Dự kiến sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại hơn, tăng khả năng kết nối từ Vành đai 4 phía Tây của Thủ Đô với vùng lõi nội đô.
Cùng với đó, dự án cộng hưởng với các dự án đầu tư công của Nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, góp phần tạo việc làm cũng như thu nhập cho hàng chục nghìn người lao động, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực quanh trục Tây Thăng Long - nơi được định hình là là trung tâm kinh tế, năng động và hiện đại của Thủ đô trong tương lai.
>> Đường băng sân bay lớn nhất Việt Nam đạt dấu mốc ấn tượng
Diễn biến mới nhất về dự án Aeon Mall thứ 2 tại Đồng bằng sông Cửu Long 
Một trường học quốc tế ở Hà Nội bị ngân hàng rao bán để thu hồi khoản nợ gần 530 tỷ đồng