Tác hại nghiêm trọng của thói quen xem điện thoại khi đi vệ sinh

20-02-2024 21:01|Nhật Linh

Hành động tưởng chừng như vô hại này lại mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các chuyên gia y tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động bất lợi mà việc đi vệ sinh lâu gây ra cho cơ thể. Theo đó, các thiết bị di động có thể gây ra tình trạng đi vệ sinh ngắt quãng làm kéo thời gian đi vệ sinh hơn so với thông thường.

Các thiết bị di động có thể gây ra tình trạng đi vệ sinh ngắt quãng làm kéo thời gian đi vệ sinh hơn so với thông thường

(TyGiaMoi.com) - Các thiết bị di động có thể gây ra tình trạng đi vệ sinh ngắt quãng làm kéo thời gian đi vệ sinh hơn so với thông thường

Một cuộc khảo sát của NordVPN từ tháng 3/2022 cho biết 70,8% người Mỹ thừa nhận đã sử dụng điện thoại thông minh của họ khi đi vệ sinh. Con số đó được cho là đã tăng lên khi các nhà nghiên cứu xem xét những người trả lời khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi.

Việc vừa ngồi trong nhà vệ sinh vừa lướt điện thoại di động có thể làm kéo dài thời gian đi vệ sinh. Từ đó sẽ dẫn tới một số các tình trạng xấu sau:

Rối loạn tiêu hóa

Sử dụng điện thoại quá lâu khi đi vệ sinh làm rối loạn trục não ruột, gây các chứng rối loạn tiêu hóa chức năng như khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Các rối loạn này càng phổ biến và nặng hơn ở người trẻ tuổi.

Sử dụng điện thoại quá lâu khi đi vệ sinh làm rối loạn trục não ruột, gây các chứng rối loạn tiêu hóa

(TyGiaMoi.com) - Sử dụng điện thoại quá lâu khi đi vệ sinh làm rối loạn trục não ruột, gây các chứng rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh đó, với những người bị táo bón, thói quen ngồi vệ sinh lâu lại sử dụng điện thoại sẽ càng làm máu ứ lại trong xương chậu, làm nặng thêm bệnh trĩ và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Gây táo bón và trĩ

Ngồi lâu trong nhà vệ sinh có thể cản trở lưu lượng máu, mở rộng các mạch máu và có thể dẫn đến giãn mạch, đặc biệt là ở phần dưới trực tràng và có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Theo các chuyên gia, sóng nhu động ruột với các cơn co thắt tăng dần, nhịp nhàng làm cho phân di chuyển đến trực tràng, kích thích nhu động ruột. Khi bạn không thể giải phóng phân vào thời điểm đó, nhu động ngược có thể xảy ra, khiến nó trào ngược vào đại tràng.

Điều này có thể gây táo bón và khiến việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn sau này. Nếu nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh đã giảm bớt, bạn nên rời khỏi nhà vệ sinh thay vì ngồi xuống và chờ đợi.

Các vấn đề về xương

Tiến sĩ Grant Radermacher, bác sĩ chỉnh hình tại Ascent Chiropractic có trụ sở tại Brookfield, Wisconsin, Mỹ cho rằng thời gian ngồi trên bồn vệ sinh lâu có thể gây tổn hại cho cơ, xương, khớp và mô liên kết. Theo ông, ngồi trong thời gian dài dẫn đến tì đè gây đau vùng mông hoặc xương chậu.

Thời gian ngồi trên bồn vệ sinh lâu có thể gây tổn hại cho cơ, xương, khớp và mô liên kết

(TyGiaMoi.com) - Thời gian ngồi trên bồn vệ sinh lâu có thể gây tổn hại cho cơ, xương, khớp và mô liên kết

Ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và mạch máu não

Khi đi đại tiện, thành bụng và cơ hoành co bóp mạnh, làm tăng áp lực ổ bụng. Tăng áp lực ổ bụng có thể làm tăng huyết áp động mạch và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, có thể gây ra cơn đau thắt ngực, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tạo ra rối loạn nhịp tim. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết não và đột tử.

Khi phản ứng điều tiết mạch máu của người trung niên trở nên kém đi, ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài có thể khiến một số người dễ bị thiếu máu não tạm thời, buồn nôn và tai biến mạch máu não khi đứng lên. Cần thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

>> Chuyên gia bật mí cách giúp làm sạch mạch máu, giảm cholesterol sau Tết hiệu quả

4 kiểu tập thể dục gây hại cho sức khoẻ, khiến bạn nhanh bị lão hoá

Loại quả để thắp hương ngày Tết lại là vị thuốc quý, mang đến công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tac-hai-nghiem-trong-cua-thoi-quen-xem-dien-thoai-khi-di-ve-sinh-d116518.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tác hại nghiêm trọng của thói quen xem điện thoại khi đi vệ sinh
    POWERED BY ONECMS & INTECH