Doanh nghiệp A-Z

Thêm doanh nghiệp nhóm Gia Lai có nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE

Quốc Trung 05/02/2025 - 11:39

Bán tài sản, cắt giảm nợ vay và ghi nhận khoản lợi nhuận khác bất thường đã giúp doanh nghiệp họ Gia Lai chấm dứt chuỗi ba năm thua lỗ. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chỉ mang tính tạm thời khi chưa qua kiểm toán.

Thêm doanh nghiệp nhóm Gia Lai có nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE
Ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Đức Long Gia Lai

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã DLG - HoSE) công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ, còn 217 tỷ đồng. Lãi thuần 60 tỷ đồng không đủ bù đắp chi phí hoạt động, đặc biệt là khoản 244 tỷ đồng chi phí doanh nghiệp, khiến công ty lỗ thuần hoạt động kinh doanh tới 193,5 tỷ đồng.

Bất ngờ xuất hiện khi DLG ghi nhận khoản lợi nhuận khác gần 307 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ khác 2,3 tỷ đồng. Điều này giúp công ty đảo chiều kết quả kinh doanh, báo lãi sau thuế 124,6 tỷ đồng, mức lãi quý cao nhất trong lịch sử hoạt động, đồng thời cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 150 tỷ đồng của quý IV/2023.

Lũy kế cả năm, công ty ghi nhận doanh thu giảm nhẹ còn 1.032 tỷ đồng. Nhờ chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 300 tỷ đồng, lỗ thuần chỉ còn 36,8 tỷ đồng (-93,4% YoY).

Khoản lợi nhuận khác (không được thuyết minh chi tiết) đạt 295 tỷ đồng, là yếu tố quan trọng giúp Đức Long Gia Lai thoát khỏi chuỗi ba năm lỗ liên tiếp. Theo đó, công ty báo lãi sau thuế 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số trong báo cáo chưa kiểm toán.

Trước đó, doanh nghiệp đã lỗ tổng cộng 1.776 tỷ đồng trong hai năm 2022 và 2023. Khoản lãi mới trong năm 2024 giúp thu hẹp lỗ lũy kế còn 2.450 tỷ đồng.

Dù tạm thời thoát nguy cơ hủy niêm yết, nếu báo cáo tài chính kiểm toán 2024 có bất ngờ, chẳng hạn lợi nhuận sau thuế cả năm chuyển âm hoặc báo cáo có ý kiến ngoại trừ từ kiểm toán, gần 300 triệu cổ phiếu DLG vẫn có thể đối diện nguy cơ rời sàn HoSE.

Hiện cổ phiếu DLG nằm trong diện kiểm soát, giao dịch ở mức 2.100 đồng, tương ứng với 629 tỷ đồng vốn hóa.

Trên bảng cân đối kế toán, quy mô tài sản của DLG cuối năm thu hẹp còn 4.349 tỷ đồng, phần lớn là tài sản cố định và các khoản phải thu. Đáng chú ý, Đức Long Gia Lai đã trích lập dự phòng 1.830 tỷ đồng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và 345 tỷ đồng cho khoản phải thu dài hạn khó đòi.

Thêm doanh nghiệp nhóm Gia Lai có nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE
Nguồn: BCTC quý IV/2024 của Đức Long Gia Lai

Dòng tiền thuần năm 2024 của doanh nghiệp chuyển âm 91,6 tỷ đồng. Trong hai năm qua, doanh nghiệp chỉ đi vay chưa đến 30 tỷ đồng/năm, trong khi chi trả nợ gốc vay tiếp tục được đẩy mạnh, lần lượt đạt 187 tỷ đồng năm 2023 và 526 tỷ đồng năm 2024.

Nhờ đó, nợ phải trả của doanh nghiệp giảm gần 1.000 tỷ đồng sau 12 tháng, xuống dưới 3.600 tỷ đồng (bao gồm gần 2.300 tỷ đồng dư nợ vay tài chính). Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm còn 3 lần, cải thiện đáng kể so với mức 5,3 lần của năm 2023.

>> Động thái mới của Đức Long Gia Lai (DLG) sau khi có tiền tất toán khoản nợ cho Sacombank (STB)

100 doanh nghiệp báo lỗ năm 2024: Nhóm BĐS, thép góp mặt nhiều nhất

Kết quả kinh doanh quý IV/2024 của gần 800 doanh nghiệp: Nhiều dấu ấn tăng trưởng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/them-doanh-nghiep-nhom-gia-lai-co-nguy-co-bi-huy-niem-yet-co-phieu-tren-hose-274589.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thêm doanh nghiệp nhóm Gia Lai có nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE
    POWERED BY ONECMS & INTECH