Tỉnh đầu tiên của vùng ĐBSCL có 3 TP trực thuộc, sắp xây dựng 2 khu công nghiệp 800ha
Mục tiêu của tỉnh là xây dựng các khu công nghiệp đa ngành, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao.
Ngày 7/10, HĐND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 9 và thông qua nghị quyết về việc lập quy hoạch cho 2 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 800ha, giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã phê duyệt nghị quyết nghiên cứu lập quy hoạch chung Khu công nghiệp Sông Hậu 2, có tổng diện tích khoảng 710ha, nằm dọc các tuyến Quốc lộ N2B, Quốc lộ 80 và Quốc lộ 54, thuộc các xã Bình Thành, Định An và Định Yên (huyện Lấp Vò). Giai đoạn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đến năm 2030 được xác định là 282ha, với định hướng mở rộng thêm 428ha sau năm 2030, dựa trên nhu cầu phát triển.
Để phục vụ cho dự án, các hộ dân thuộc diện di dời trong khu vực Khu công nghiệp Sông Hậu 2 (quy mô 282ha) sẽ được tái định cư tại khu tái định cư cầu Vàm Cống - Cao Lãnh.
Cũng trong kỳ họp, nghị quyết về việc nghiên cứu lập quy hoạch Khu công nghiệp Cao Lãnh III, huyện Cao Lãnh, với diện tích 94ha, đã được thông qua. Khu công nghiệp này nằm dọc tuyến quốc lộ 30, thuộc địa bàn hai xã Bình Hàng Trung và Bình Hàng Tây (huyện Cao Lãnh). Ranh giới khu công nghiệp bao gồm phía bắc giáp khu chợ Bình Hàng Trung, phía nam giáp sông Cái Nhỏ, phía đông giáp Quốc lộ 30 và phía tây giáp sông Tiền.
>> Nam Định dự kiến phát triển thêm 10 khu công nghiệp mới trước năm 2030 
Đồng Tháp sắp có 2 khu công nghiệp 800ha |
Theo định hướng của tỉnh Đồng Tháp, việc lập quy hoạch hai khu công nghiệp này sẽ bám sát quy hoạch tổng thể của tỉnh giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu là xây dựng các khu công nghiệp đa ngành với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, thu hút đầu tư vào các ngành nghề có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao như cơ khí chính xác, chế biến sâu, phục vụ chuỗi ngành hàng nông sản.
Đặc biệt, tỉnh Đồng Tháp sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ hậu cần, cảng, kho bãi và logistics, nhằm hỗ trợ hậu cần và tạo sự liên kết phát triển với các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Cao Lãnh và Khu công nghiệp Cao Lãnh II.
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi dòng sông Tiền chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới ngắn nhất với Campuchia, với chiều dài 50,675km, gồm 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.
Tỉnh Đồng Tháp là trung tâm giao lưu kinh tế, trung tâm du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL và cả nước. Đây cũng là địa phương duy nhất trong khu vực ĐBSCL có địa bàn nằm ở cả 2 bờ sông Tiền và là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 3 thành phố trực thuộc tỉnh (Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự).
Tỉnh Đồng Tháp có vị trí chiến lược với đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50km cùng 4 cửa khẩu, trong đó, có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.
>> Hải Phòng sau bão Yagi: 250 doanh nghiệp trong các KCN chịu thiệt hại tổng 1.600 tỷ đồng 
Foxconn đạt doanh thu kỷ lục gần 58 tỷ USD 
Dự án phát triển đô thị ven biển miền Trung 42 triệu Euro tại Quảng Trị đón tin vui