Tỉnh giàu nhất Việt Nam đang xem xét điều chỉnh bảng giá đất
Phạm vi điều chỉnh bảng giá đất tuân thủ theo các quy định của Luật Đất đai năm 2024, Nghị định số 71/2024/NĐ-CP, cùng các nghị quyết và quyết định của HĐND và UBND tỉnh Bình Dương.
Dẫn tin từ báo Xây Dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh, đã chủ trì cuộc họp nhằm xem xét và góp ý về phương án điều chỉnh, bổ sung bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, việc xây dựng phương án điều chỉnh bảng giá đất  được dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: Giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường; kết quả so sánh giá đất do UBND tỉnh quy định với giá đất thực tế trên thị trường; hiệu quả áp dụng bảng giá đất từ năm 2020 đến nay; tình hình và kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn; góp ý từ các Sở, ngành, UBND cấp huyện, thành phố và quy định pháp luật liên quan đến điều chỉnh bảng giá đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã đề xuất hai phương án điều chỉnh:
Đầu tiên, theo nguyên tắc thị trường: Điều chỉnh sát với giá đất thực tế trên thị trường.
Thứ hai, dựa trên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024: Điều chỉnh dựa vào mức giá đất hiện hành, áp dụng hệ số điều chỉnh.
>> Khánh Hòa sắp có khu đô thị hơn 17.000 tỷ đồng nằm tại 'hòn ngọc biển Đông' 
Nguồn: Tạp chí Công Thương |
Phạm vi điều chỉnh bảng giá đất tuân thủ theo các quy định của Luật Đất đai năm 2024, Nghị định số 71/2024/NĐ-CP, cùng các nghị quyết và quyết định của HĐND và UBND tỉnh Bình Dương.
Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận về: Cơ sở pháp lý - quy định và các yếu tố pháp luật liên quan; phương pháp thu thập thông tin - đảm bảo số liệu chính xác và minh bạch; ưu, nhược điểm của từng phương án - tác động của việc điều chỉnh đến đời sống kinh tế - xã hội.
Các đại biểu thống nhất rằng việc điều chỉnh cần được thực hiện từng bước, tránh tăng giá đột ngột để không gây xáo trộn lớn.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, việc điều chỉnh và bổ sung bảng giá đất phải: Phân tích và đánh giá kỹ lưỡng những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng bảng giá đất hiện hành; kế thừa bảng giá hiện tại để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và không gây xáo trộn đến nguyên tắc quản lý đất đai, quyền lợi của người dân và doanh nghiệp; làm rõ căn cứ pháp lý, quy trình thực hiện và đảm bảo tính minh bạch trong việc lấy ý kiến từ người dân.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị trên cơ sở góp ý của các đại biểu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, địa phương làm rõ căn cứ pháp lý, quy trình thực hiện, phương pháp thu thập, lấy ý kiến nhân dân, đánh giá tác động… Hội đồng thẩm định bảng giá đất khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất tỉnh theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các quy định khác có liên quan, đảm bảo giá đất phù hợp với tình hình thực tế. Sớm hoàn thành báo cáo, tờ trình để trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua.
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê năm 2023, trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tỉnh Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước, đạt 8,29 triệu đồng/tháng. Con số này vượt xa 2 địa phương xếp sau là Hà Nội với 6,86 triệu đồng/tháng và Đồng Nai 6,57 triệu đồng/tháng.
Thu nhập nhóm hộ giàu nhất (20% dân số) tại Bình Dương cũng có sự chênh lệch đáng kể với những địa phương khác, lên đến 18,35 triệu đồng/tháng trong khi Hà Nội là 14,46 triệu đồng/tháng còn Đồng Nai là 13,91 triệu đồng/tháng.
>> Chợ hơn 100 tuổi lâu đời nhất cả nước chính thức được xếp hạng di tích cấp thành phố 
Chưa có bảng giá đất mới, Hà Nội tính thuế đất như thế nào? 
Giá nhà tăng 'phi mã' từ 6,4 tỷ lên 8 tỷ sau một năm, sẽ khó giảm khi áp bảng giá đất mới