Từ bây giờ, bị hàng xóm lấn chiếm đất phải làm thế nào?
Hành vi lấn, chiếm đất đang bị siết chặt xử lý theo Luật Đất đai 2024. Người dân cần hiểu rõ khái niệm, quy trình khiếu kiện và cách tính số lợi bất hợp pháp để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
Trong thực tiễn quản lý, sử dụng đất đai, không ít trường hợp người dân gặp phải tình trạng bị hàng xóm lấn hoặc chiếm đất. Về khái niệm "lấn đất" và "chiếm đất" theo quy định pháp luật hiện hành có thể được hiểu như sau:
Chiếm đất là hành vi sử dụng đất do Nhà nước quản lý mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất của người khác mà không có sự đồng ý của người sử dụng hợp pháp.
Lấn đất là hành vi chuyển dịch mốc giới, ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích sử dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc người sử dụng đất hợp pháp cho phép.

Bị hàng xóm lấn chiếm đất, người dân nên làm gì?
Trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, người dân cần căn cứ vào Điều 235 và Điều 236 Luật Đất đai năm 2024 để thực hiện đúng trình tự giải quyết:
- Thương lượng, hòa giải trực tiếp với người có hành vi lấn chiếm để đòi lại phần đất bị chiếm.
- Gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu tổ chức hòa giải nếu không thể tự thương lượng.
- Khởi kiện ra Tòa án nếu hòa giải tại UBND không thành hoặc không đạt được kết quả.
Việc tuân thủ đúng quy trình này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự xã hội.
Cách tính số lợi bất hợp pháp từ hành vi lấn, chiếm đất
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất trái phép sẽ bị truy thu số lợi bất hợp pháp nộp vào ngân sách nhà nước. Công thức tính như sau:

Cụ thể:
Diện tích đất và giá đất được xác định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Loại đất vi phạm là loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm lập biên bản.
Số năm vi phạm được tính từ khi bắt đầu hành vi lấn hoặc chiếm đất đến thời điểm bị lập biên bản.
Nếu diện tích vi phạm chưa có giá đất, sẽ áp dụng giá đất của thửa đất tương đương gần nhất.
Trường hợp đất bị lấn chiếm chưa sử dụng theo mục đích cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thực tế, chứng cứ, tài liệu liên quan để xác định số lợi bất hợp pháp.
> > Thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay sắp được lên đời
Từ bây giờ, người dân cho thuê đất không có sổ đỏ sẽ bị phạt rất nặng
Từ giờ, tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở tại Hà Nội sẽ bị phạt nặng gấp đôi