Vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên trên Trái Đất 'thổi bay' một hòn đảo, sức công phá bằng 10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT

22-04-2024 18:18|Quỳnh Châu

Vụ nổ tạo ra một hố có đường kính 1,9km và sâu 50m, xóa sổ hoàn toàn hòn đảo Elugelab.

Tháng 10/1952, người Mỹ đã chế tạo thành công bom nhiệt hạch (bom H) mang tên Ivy Mike. Đây được đánh giá là thiết kế đột phá của nhà vật lý người Mỹ - Hungary Edward Teller và nhà toán học người Ba Lan Stanislaw Ulam.

Vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên trên Trái Đất 'thổi bay' một hòn đảo, sức công phá bằng 10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT
Quả bom nhiệt hạch Ivy Mike (ống tròn bên trái) và hệ thống ống chứa dung dịch làm mát (bên phải)

Ngày 1/11/1952, vụ thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên bí mật được tiến hành. Quả bom được bố trí trên một đảo đá nhỏ không người ở có tên Elugelab thuộc đảo san hô Enewetak - nơi có 40 đảo nhỏ và đảo san hô trải rộng hình bầu dục ở Nam Thái Bình Dương.

Cách địa điểm thử bom 48km, một loạt chiến hạm và các tàu nghiên cứu chờ sẵn và trước giờ kích nổ 4 tiêm kích F-84G cất cánh hướng về phía đảo Elugelab.

Vào lúc 7h15 phút sáng theo giờ địa phương, quả bom chính thức được kích nổ.

Sức công phá đo được là 10,4 megaton (10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT), tương đương với tổng sức mạnh của tất cả các quả bom mà quân đồng minh đã thả xuống trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Khi Mike nổ, nhiệt độ tại trung tâm của nó lớn gấp 1.000 lần nhiệt độ Mặt Trời.

Tuy nhiên, phần lớn sức công phá của Ivy Mike đến từ lớp bọc uranium chứ không phải là phản ứng nhiệt hạch. Quả bom phát ra lượng phóng xạ rất lớn.

Vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên trên Trái Đất 'thổi bay' một hòn đảo, sức công phá bằng 10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT
Đám mây hình nấm tạo bởi vụ nổ bom hydro Mike

Quả cầu lửa của vụ nổ có bán kính từ 2,9-3,3km, đám mây hình nấm do Ivy Mike tạo ra có chiều cao lên đến 17km, chân đám mây có đường kính 41km và phần rộng nhất của chóp đám mây có đường kính 161km. Vụ nổ tạo ra một hố có đường kính 1,9km và sâu 50m; đồng thời tạo ra sóng thần cao đến 6m, quét sạch cây cỏ ở những đảo xung quanh.

Khi đó, Gordon Dean, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, tóm tắt kết quả thử nghiệm cho Tổng thống Dwight D. Eisenhower bằng mấy từ "đảo Elugelab đã biến mất".

Vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên trên Trái Đất 'thổi bay' một hòn đảo, sức công phá bằng 10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT
Đảo Elugelab trước (1) và sau (2) vụ thử nghiệm

Trong số 4 chiếc tiêm kích 4 tiêm kích F-84G được giao nhiệm vụ lấy mẫu, 3 chiếc hoàn thành nhiệm vụ. Chiếc tiêm kích thứ 4 do Đại úy Jimmy Robinson gặp sự cố, khi hướng về hòn đảo Enewetak đột nhiên động cơ bắt lửa và chiếc tiêm kích lao xuống biển. Viên phi công xấu số không thoát ra được và không ai tìm thấy xác máy bay lẫn thi thể của Jimmy Robinson.

Mike được xem là biểu tượng cho thành tựu kỹ thuật đặc biệt, cao 6m và nặng 20 tấn. Dù không phù hợp để triển khai như vũ khí thông thường, tầm quan trọng của nó ở chỗ là thiết bị hạt nhân đầu tiên tạo ra lực nổ mạnh từ phản ứng nhiệt hạch (quá trình hợp nhất nguyên tử) thay vì chỉ dùng phản ứng phân hạch (quá trình phân chia nguyên tử). Chức năng của quả bom dựa trên sử dụng phản ứng phân hạch để kích hoạt quá trình hợp nhất bên trong deuterium lỏng, một đồng vị nặng của hydro.

Xét về phương diện khoa học kỹ thuật, quả bom khinh khí Ivy Mike thành công trong việc chứng minh tính khả thi của việc tạo ra phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất. Bên cạnh đó, những mẫu thử nghiệm mà 3 chiếc tiêm kích đem về cho thấy nhiều nguyên tố không có trong tự nhiên đã được tạo ra bởi vụ nổ, trong đó có Einsteinium và Fermium.

Thế nhưng vụ thử bom khinh khí của Mỹ lại khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Năm 1953, Liên Xô chế tạo thành công quả bom khinh khí đầu tiên của nước này, RDS-6s Sloika, với kích thước đủ nhỏ để thả từ máy bay. Tới năm 1961, quả bom RDS-220 của Liên Xô với biệt danh "Bom Sa hoàng" ra đời và trở thành quả bom nhiệt hạch lớn nhất mà loài người từng chế tạo.

Thử nghiệm hạt nhân trên đảo Enewetak kết thúc vào năm 1958. Năm 1977 và 2000, quân đội Mỹ tiến hành khử ô nhiễm ở Enewetak và những đảo xung quanh. Giới khoa học dự đoán hòn đảo này sẽ phù hợp cho con người sinh sống vào năm 2026-2027.

>> Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong

Vụ nổ có sức công phá mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki và Hiroshima, hàng triệu tấn cát bắn lên không trung bao trùm người dân sống trên đảo

Vụ nổ sức công phá mạnh hơn 660 quả bom nguyên tử, 'xóa sổ' 5% tầng ozone, gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng Trái Đất

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-no-bom-nhiet-hach-dau-tien-tren-trai-dat-thoi-bay-mot-hon-dao-suc-cong-pha-bang-104-trieu-tan-thuoc-no-tnt-231339.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên trên Trái Đất 'thổi bay' một hòn đảo, sức công phá bằng 10,4 triệu tấn thuốc nổ TNT
    POWERED BY ONECMS & INTECH